xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

BỮA ĂN CHO CÔNG NHÂN RẤT QUAN TRỌNG (*): Quyết liệt với bữa ăn giữa ca

NHÓM PHÓNG VIÊN

Bữa ăn giữa ca đủ chất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là mong muốn của đa số người lao động

Một báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết chất lượng bữa ăn giữa ca của người lao động (NLĐ) tại nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tái tạo sức lao động. Bên cạnh đó, chất lượng thực phẩm và điều kiện chế biến chưa tốt dẫn đến nguy cơ ngộ độc cao, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của NLĐ. "Giá trị bữa ăn thấp không chỉ khiến NLĐ thiếu chất dinh dưỡng, tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm mà còn dẫn đến các vụ tranh chấp lao động tập thể" - giám đốc một DN có vốn đầu tư nước ngoài tại KCN Bình Chiểu (quận Thủ Đức, TP HCM) khẳng định.

Không chỉ là no bụng

Theo ghi nhận của chúng tôi, ở nhiều DN tại vùng trọng điểm kinh tế Đông Nam Bộ, bữa ăn giữa ca của công nhân (CN) vẫn dừng ở mức tối thiểu là 15.000 đồng/suất. Trong các vụ tranh chấp lao động, ngoài lương, thưởng, vấn đề khiến NLĐ bức xúc là chất lượng bữa ăn giữa ca. Thực đơn nghèo nàn, quanh đi quẩn lại chỉ vài món cá kho, thịt heo kho, canh thì lèo tèo vài cọng rau… là phàn nàn thường gặp của CN ở các vụ tranh chấp có liên quan đến bữa ăn giữa ca.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, bữa ăn giữa ca cho CN tại các DN được tổ chức bằng ba hình thức: bếp ăn tập thể tự tổ chức; hợp đồng với nhà thầu chế biến, phục vụ tại trụ sở công ty; hợp đồng với DN cung cấp suất ăn sẵn. Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), tình trạng các DN khoán trắng công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cho nhà thầu cung cấp suất ăn hoặc cho bộ phận hành chính đã dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe NLĐ. 

Các lỗi vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể như: không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; không thực hiện việc bảo quản sống, chín riêng biệt; không tổ chức lưu mẫu thức ăn hoặc lưu không đúng quy định; nhân viên không được khám sức khỏe định kỳ...

BỮA ĂN CHO CÔNG NHÂN LÀ RẤT QUAN TRỌNG (*): Quyết liệt với bữa ăn giữa ca - Ảnh 1.

Công nhân Công ty Phát triển Kinh tế Duyên Hải trong giờ ăn trưa Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Một đánh giá của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy bữa ăn của CN tại một số KCN phần lớn là mất cân đối. Khẩu phần ăn cả ngày của CN chỉ đáp ứng khoảng 90% nhu cầu dinh dưỡng cho nam và 70% nhu cầu cho nữ. 

Theo PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong thành phần bữa ăn hằng ngày cần cân đối, đủ chất dinh dưỡng với 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, chất béo, đường bột và nhóm rau xanh, quả chín. Thực đơn này nên được thay đổi thường xuyên. Năng lượng trong 1 ngày tùy mức độ, ngành nghề, công việc, giới tính nhưng nữ khoảng 2.000 - 2.200 kcal, còn nam giới cần khoảng 2.400 kcal/người tùy theo mức độ hoạt động. NLĐ trí óc và chân tay đều cần thực hiện các nguyên tắc cơ bản về dinh dưỡng hợp lý. 

"Người Việt thường có thói quen ăn nhiều cơm làm cho tính cân đối của khẩu phần không được bảo đảm. Do vậy, bữa ăn giữa ca không chỉ giải quyết về nhu cầu năng lượng, đủ cho no bụng, mà cần tính toán kỹ vấn đề dinh dưỡng cho CN" - bà Lâm lưu ý.

Công đoàn chủ động vào cuộc

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học - An toàn và Vệ sinh lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam, 90% khẩu phần bữa ăn giữa ca của NLĐ bị thiếu so với nhu cầu tái tạo sức lao động. Sớm nhìn ra vấn đề này nên từ năm 2016, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 7C/NQ-TLĐ về chất lượng bữa ăn giữa ca của NLĐ.

Một trong những địa phương triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 7C/NQ-TLĐ là TP HCM, với sự vào cuộc quyết liệt từ các cấp Công đoàn (CĐ).

Ông Kiều Ngọc Vũ, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, cho biết từ năm 1996 đến nay, các cấp CĐ TP liên tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động chủ DN quan tâm cải thiện chất lượng bữa ăn giữa ca cho NLĐ. Thông qua tổ chức đối thoại định kỳ và hội nghị NLĐ, nhiều CĐ cơ sở đã chủ động thương lượng nâng giá trị bữa ăn giữa ca của NLĐ và đưa vào thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT). 

Điển hình như CĐ Công ty TNHH May thêu Hà Giang (quận Gò Vấp, TP HCM) đã đề xuất DN bảo đảm suất ăn trưa cho CN 21.000 đồng. Trong trường hợp tăng ca, CN sẽ được hỗ trợ thêm suất ăn trị giá 18.000 đồng. Công ty có tổ chức bếp ăn tập thể, hỗ trợ về điện, nước, gas và trả lương cho nhân viên bếp nên khoản chi phí trên được sử dụng để mua nguyên liệu nấu nướng. Từ đó, chất lượng bữa ăn giữa ca luôn được bảo đảm. 

Bà Lê Thị Thủy, Chủ tịch CĐ công ty, chia sẻ: "Chất lượng bữa ăn tùy thuộc vào sự quan tâm của DN. Việc thương lượng để đưa bữa ăn vào thỏa ước sẽ là sự cam kết của DN đối với NLĐ. Khi vật giá tăng, CĐ sẽ tiếp tục thương lượng để nâng tiền ăn giữa ca để bữa ăn không bị giảm chất lượng" - bà Thủy cho biết.

Thời gian gần đây, khi đại diện tập thể NLĐ tại các DN chưa có CĐ ký kết TƯLĐTT, nhiều CĐ cấp trên cơ sở cũng đưa bữa ăn giữa ca vào nội dung thương lượng. Tại lễ ký kết TƯLĐTT giữa LĐLĐ quận Phú Nhuận, TP HCM và giám đốc của Công ty TNHH Thương mại quốc tế Hải sản Hoàng Gia, tập thể NLĐ rất vui khi không chỉ quyền lợi được bảo đảm mà tiền cơm trưa còn được từ 25.000 - 60.000 đồng/người/ngày, đủ dưỡng chất cho NLĐ. 

Theo ông Trần Văn Trường, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại quốc tế Hải sản Hoàng Gia, NLĐ đóng góp lớn vào sự phát triển của DN, do vậy công ty luôn cố gắng chăm lo tốt nhất cho họ. Việc bảo đảm lương, thưởng và tăng tiền cơm trưa là cách DN tri ân NLĐ.

Chọn đối tác cung cấp thực phẩm an toàn

Với quan điểm chất lượng bữa ăn đóng vai trò quan trọng, bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe và duy trì năng suất lao động của CN, thời gian qua, ban giám đốc và CĐ Công ty CP In số 7 (Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn) luôn chăm chút bữa ăn giữa ca. Theo ông Trương Hoàng Tâm, Chủ tịch CĐ Công ty CP In số 7, ngoài việc ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng thì bữa ăn dành cho CN phải bảo đảm được yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm.

"Bên cạnh chọn đối tác cung cấp thực phẩm an toàn, thực đơn được lên theo tuần bảo đảm dinh dưỡng, thời gian gần đây, bữa ăn giữa ca tại bếp ăn đã chú trọng hơn trong việc chọn các loại thực phẩm tăng sức đề kháng. CĐ đang đề xuất ban giám đốc công ty tăng khẩu phần của NLĐ lên 35.000 đồng/ngày để chất lượng được tăng lên. Trong thời điểm này, giá cả trên thị trường đã tăng, CN lại rất cần bổ sung dưỡng chất để có sức đề kháng tốt, chống lại sự lây nhiễm của dịch bệnh" - ông Tâm cho biết.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 7-10

Kỳ tới: Bảo đảm an toàn, dinh dưỡng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo