xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cách nào giải bài toán hai người vào thì một người ra?

An Khánh

(NLĐO) –Theo góp ý của bạn đọc Báo Người Lao Động, tuổi nghỉ hưu chỉ để bắt buộc người sử dụng lao động và người lao động trong độ tuổi đó phải đóng BHXH. Còn việc nhận lương hưu thì nên tính vào số năm tham gia BHXH.

Trong dự thảo sửa đổi Luật BHXH đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) lấy ý kiến rộng rãi, nội dung được nhiều người lao động (NLĐ) quan tâm nhất là đề xuất giảm số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu.

Theo cơ quan soạn thảo, quy định giảm số năm đóng để được hưởng lương hưu nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn (45-47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng được hưởng lương hưu.

Trên các diễn đàn lao động, nhiều chuyên gia an sinh cho rằng không thể phủ nhận ưu điểm của phương án giảm năm đóng khi mở rộng diện hưởng lương hưu, đảm bảo an sinh lâu dài cho người lao động. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng băn khoăn với mức hưởng. Thực tế, lương hưu hiện phụ thuộc rất nhiều vào tiền đóng BHXH hàng tháng. Dù luật quy định đóng BHXH trên nền lương và các khoản bổ sung nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn lách luật khi chỉ đóng BHXH cho lao động chỉ cao hơn lương tối thiểu vùng. Nền lương đóng BHXH thấp thì lương hưu khó cao.

Cách nào giải bài toán hai người vào thì một người ra? - Ảnh 1.

Người lao động tại một khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ảnh: THẢO NGUYỄN

Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đến hết năm 2022, cả nước có hơn 17 triệu người tham gia BHXH, độ bao phủ mới đạt 38% lực lượng lao động trong độ tuổi và còn khoảng 28,4 triệu người chưa vào hệ thống. Độ bao phủ BHXH tăng chậm trong khi số người về một cục lại tăng, bình quân cứ hai người vào hệ thống thì một người rời đi.

Bạn đọc Công Thành bày tỏ: "Vì sao BHXH không sòng phẳng việc "ai đóng sớm, đóng nhiều năm và đủ năm nếu nghỉ việc được hưởng chế độ dù chưa đủ tuổi", ngược lại "ai đóng trễ, đủ 20 năm và hết tuổi lao động được hưởng chế độ", và "ai đóng không đủ năm mà nghỉ việc thì được rút 1 lần", đây mới là nguyên tắc "đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít. Các vị đưa ra đề xuất "để người đóng muộn đủ 15 năm vẫn có lương hưu" là phi thực tế và chỉ tập trung một nhóm đối tượng rất nhỏ tư nhân và lao động tự do. Ngược lại, NLĐ cống hiến đóng góp nhiều cho quỹ BHXH thì luôn bị thiệt vì bị Trừ % nếu thiếu năm (không đủ 32 hay 35 năm) hay mất việc trước khi hết tuổi lao động. Đây là bất hợp lý cần thay đổi để thu hút người tham gia BHXH, ngược lại sẽ thất bại vì ảnh hưởng xấu đến tâm lý và mong muốn của NLĐ". Bạn đọc này đề nghị hãy thử thống kê xem bao nhiêu người được tuyển dụng từ 40-45 tuổi trở lên và bao nhiêu người đã đóng BHXH 15-20 năm hay hơn mà bị mất việc không thể tiếp tục đóng BHXH.

Cách nào giải bài toán hai người vào thì một người ra? - Ảnh 2.

Đời sống lao động ngoại tỉnh còn rất nhiều khó khăn ẢNH: HOÀNG TRIỀU

Một bạn đọc giấu tên góp ý: "Nên tách tuổi hưởng chế độ với tuổi hưu nghỉ hưu. Tuổi hưu chỉ để bắt buộc người sử dụng lao động và người lao động trong độ tuổi đó phải đóng BHXH. Còn việc nhận lương hưu thì nên tính vào số năm tham gia BHXH. Người nào muốn nhận 45% thì đóng đủ 20 năm nghỉ đóng, người nào muốn nhận cao hơn thì đóng lên 30 năm, 35 năm. Nếu mức % kia chưa hợp lý thì BHXH nên thiết kế lại mức đóng hưởng. Đóng nhiều hưởng nhiều đóng ít hưởng ít theo tỉ lệ % lương hưu và số năm lĩnh lương hưu. Thời gian lĩnh lương hưu cao nhất chỉ tới 80 tuổi, sống tiếp sau 80 tuổi thì chuyển qua chính sách người cao tuổi. Ví dụ: Đóng 20 năm BHXH thì được lĩnh 40% lương hưu trong 10 năm, đóng 30 năm BHXH được lĩnh 65% lương hưu trong 15 năm.... Người lao động có thể căn cứ vào sức khỏe của chính mình để quyết định thời điểm nghỉ lao động và quyết định số năm lĩnh lương hưu.

Bạn đọc Hoàng Mai đề xuất: "Bất cứ nam hay nữ cứ đóng đủ 20 năm bảo hiểm mà đủ 50 tuổi là được quyền lựa chọn có tiếp tục làm nữa hay về hưu. Với phương án này, nếu lương hưu có thấp một chút thì người lao động vẫn lựa chọn. Tuy nhiên, nếu bắt người lao động chờ tới 60, 62 thì tôi đảm bảo họ sẽ rút hết. Không ai chờ trong vô vọng được đâu". Bạn đọc Đậu Đức Hòa cũng cho rằng nếu không giảm tuổi nghỉ hưu thì người lao động vẫn rút tiền bảo hiểm khi họ đóng dưới 15 năm.

Giảm đóng BHXH xuống 15 năm, mức hưởng lương hưu thế nào?

Về mức lương hưu, dự thảo đề xuất:

- Mức lương hưu được tính bằng 45% mức đóng, nếu tham gia BHXH đủ 15 năm với nữ và 20 năm đóng với nam. Sau đó, mỗi năm đóng BHXH được cộng thêm 2% vào lương hưu. Lương hưu tối đa bằng 75% mức đóng (nam đóng tối đa 35 năm, nữ tối đa 30 năm).

- Trường hợp thời gian tham gia BHXH từ 15-20 năm với nam, mỗi năm đóng được tính bằng 2,25% lương tháng tính đóng BHXH.

Như vậy, nếu đề xuất trên được thông qua thì:

- Lao động nữ tới tuổi nghỉ hưu khi có 15 năm đóng BHXH sẽ được tính lương hưu bằng 45% mức đóng

- Lao động nam tới tuổi nghỉ hưu có thời gian tham gia BHXH 15 năm thì lương hưu được tính bằng 33,75% mức đóng.

Cách tính lương hưu thế nào?

Theo đó, lương hưu sẽ được tính theo công thức sau:

Mức lương hưu hàng tháng = Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo