xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cán bộ Công đoàn khéo

Bài và ảnh: NGA HOÀNG

Biết tận dụng những ưu thế, đồng thời hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động là bí quyết giúp các cán bộ Công đoàn thương lượng thành công

Công ty TNHH Nước uống tinh khiết Sài Gòn (Sapuwa) là một trong những doanh nghiệp (DN) điển hình có quan hệ lao động tốt, hài hòa, ổn định. Suốt 25 năm kể từ ngày thành lập cho đến nay, công ty chưa từng xảy ra bất kỳ vụ tranh chấp lao động tập thể nào. Đạt được thành công ấy, ngoài việc DN và người lao động (NLĐ) luôn tôn trọng, chia sẻ với nhau còn có sự đóng góp của các cán bộ Công đoàn (CĐ) công ty. Họ vừa là điểm tựa của NLĐ vừa khéo léo kết nối NLĐ với DN.

Ràng buộc bằng trách nhiệm

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động, cụ thể là trong việc thương lượng, ông Vũ Nam, chủ tịch CĐ công ty, cho biết tại Sapuwa, khi tuyển dụng, yêu cầu đầu tiên với NLĐ là phải thuộc nội quy lao động và chấp hành tốt. Trong quá trình làm việc, CĐ luôn vận động NLĐ tuân thủ nội quy và liên tục phát động các phong trào thi đua để đồng hành cùng DN. Đó là một lợi thế.

"Khi NLĐ làm việc tốt thì những vấn đề mà họ mong muốn, DN sẽ dễ dàng đáp ứng. Theo tôi, quan hệ giữa chủ DN và NLĐ phải được ràng buộc bằng trách nhiệm. Chúng ta không thể chỉ yêu cầu DN chăm lo mà NLĐ phải biết cống hiến. CĐ nếu biết hài hòa lợi ích giữa đôi bên thì việc thương lượng sẽ thành công" - ông Nam nhấn mạnh.

Cán bộ Công đoàn khéo - Ảnh 1.

Nhờ sự chăm lo tốt của Công đoàn và doanh nghiệp, công nhân Công ty TNHH Sedo Vina luôn yên tâm làm việc

Thực tế, tại Sapuwa, hầu hết các đề xuất mà CĐ đưa ra đều nhận được sự đồng thuận của DN. Nhờ vậy, NLĐ tại công ty được hưởng nhiều phúc lợi như được mua bảo hiểm tai nạn, nữ công nhân nuôi con dưới 12 tháng được trợ cấp hằng tháng. Ngoài ra, DN cũng hỗ trợ về nơi ở và nước uống miễn phí cho gia đình NLĐ…

Tại Công ty TNHH Sedo Vina, CĐ công ty cũng khéo léo tận dụng ưu thế là những yêu cầu khắt khe của khách hàng làm cơ sở để thương lượng với DN. Theo ông Phan Phước Tùng, chủ tịch CĐ cơ sở công ty, xu hướng của khách hàng là toàn cầu hóa các điều kiện về môi trường làm việc và các chính sách xã hội nên họ rất quan tâm đến chính sách chăm lo cho NLĐ. Mỗi năm, khách hàng sẽ tiến hành đánh giá. Điều kiện tối thiểu là DN thực hiện đúng quy định của pháp luật. Mức độ hài lòng của khách hàng liên quan trực tiếp đến việc DN có chăm sóc tốt cho NLĐ hay không. Hệ thống đánh giá này rất minh bạch, sẽ là công cụ hiệu quả nếu CĐ biết vận dụng khi thương lượng.

Ông Tùng đưa ra ví dụ về ngày nghỉ trong tháng: "Chúng ta có quy định về ngày nghỉ nhưng thực tế, NLĐ và DN có thể thỏa thuận. Tuy nhiên, yêu cầu của khách hàng là NLĐ làm việc 6 ngày liên tục phải có 1 ngày nghỉ ngơi, tránh việc DN buộc NLĐ làm việc 2 hay 3 tuần liên tục mới được nghỉ bù. Trên cơ sở đó, CĐ thương lượng để đưa ra các quy định về thời giờ làm việc sao cho có lợi cho NLĐ và thỏa mãn yêu cầu của khách hàng".

Cương quyết mà mềm dẻo

Vừa cương quyết vừa khéo léo là yếu tố giúp Ban Chấp hành CĐ Công ty TNHH Kollan Việt Nam nhiều lần thương lượng thành công, kể cả trong điều kiện bất lợi. Cụ thể là việc kỷ luật NLĐ khi họ vi phạm nội quy. Nhiều trường hợp bị ban giám đốc cho nghỉ việc.

"Đây là hình phạt nặng nề với NLĐ bởi nếu bị mất việc làm, họ và gia đình sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Do đó, là người đại diện của NLĐ, với mỗi trường hợp, CĐ đều tìm hiểu rõ sự việc và phân tích đúng - sai cho họ hiểu. Nếu NLĐ nhận thức được lỗi của mình, chấp nhận sửa chữa thì CĐ sẽ đứng ra bảo lãnh và thuyết phục ban giám đốc cho họ cơ hội để sửa sai" - chị Trần Thị Dung, chủ tịch CĐ công ty, cho biết.

Được trao cơ hội "làm lại", công nhân đã có những thay đổi tích cực trong cách ứng xử và thái độ làm việc. Qua đó, uy tín của CĐ cũng được nâng lên.

Ông Nguyễn Hữu Thủy, Chủ tịch CĐ Công ty Nhứt Thông, cũng là một điển hình giỏi thương lượng. Nhờ sự khéo léo của ông mà thời gian qua, NLĐ của công ty được bảo đảm việc làm và thu nhập. Trao đổi về tình hình sản xuất của đơn vị, ông Thủy cho biết đặc thù của công ty là việc sản xuất chỉ tập trung từ tháng 9 đến Tết nguyên đán. Những tháng còn lại rất ít đơn hàng, chỉ đáp ứng khoảng 50% việc làm cho NLĐ, dẫn đến thu nhập của họ sụt giảm.

Hiểu cái khó của NLĐ, vừa qua, CĐ đã thương lượng với chủ DN để tăng lương cho họ. Trong quá trình thương lượng, ông Thủy cũng chia sẻ với khó khăn của DN bởi không có đơn hàng, DN không có lợi nhuận, thậm chí lỗ. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh nếu không sống được bằng lương, NLĐ buộc phải nghỉ việc thì DN sẽ thiếu hụt lao động. Trước lý lẽ ấy, ban giám đốc quyết định đồng ý đề xuất của CĐ. Mặt khác, DN vẫn duy trì các chế độ đãi ngộ như tổ chức cho NLĐ đi nghỉ mát, chăm lo cho NLĐ trong các dịp lễ, Tết hoặc ma chay, hiếu hỷ… Nhờ vậy mà NLĐ vẫn bám trụ, giúp DN vực dậy sản xuất trong thời điểm khó khăn.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo