Theo quy định tại Khoản 4, Điều 36 Bộ luật Lao động thì HĐLĐ chấm dứt khi NLĐ đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Lao động.
Bên cạnh đó, theo Khoản 1 và Khoản 2, Điều 187 Bộ luật Lao động thì NLĐ bảo đảm điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
Đối với NLĐ làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại Khoản 1 Điều này (thấp hơn 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ).
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 54 Luật BHXH thì NLĐ nam từ đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi có đủ 20 năm đóng BHXH và có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì đủ điều kiện nghỉ việc hưởng lương hưu.
Như vậy, trường hợp NLĐ nam từ đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi có đủ 20 năm đóng BHXH và có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì đủ điều kiện nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí và thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 4, Điều 36 Bộ luật Lao động. Khi chấm dứt HĐLĐ, NSDLĐ và NLĐ có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động
Bình luận (0)