Ảnh minh họa
- Luật sư Trần Hữu Tín, Trưởng Văn phòng Luật sư Tín và Cộng sự, trả lời: Bộ Luật Lao động quy định thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác. Đồng thời, theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP, khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động (NLĐ) kết quả công việc đã làm thử. Nếu công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với NLĐ. Căn cứ quy định trên, công ty đã vi phạm luật khi thử việc chị Phượng 2 lần ở cùng vị trí công việc; vi phạm thời gian thử việc (vượt quá 60 ngày quy định); kết thúc thời gian thử việc theo quy định nhưng không thực hiện ký hợp đồng lao động với NLĐ. Mặt khác, sau khi kết thúc thời gian thử việc lần 1, chị Phượng vẫn đi làm bình thường nên dù chưa ký hợp đồng lao động thì mối quan hệ lao động giữa hai bên vẫn được xác lập. Cho nên, khi cho chị nghỉ việc vì lý do không hoàn thành nhiệm vụ được giao, công ty phải tuân thủ đúng quy trình và thời gian báo trước theo quy định. Tuy nhiên, công ty không thực hiện đúng nên được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Chị Phượng có thể gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng hoặc khởi kiện ra tòa để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Bình luận (0)