Bộ LĐ-TB-XH cho biết đối thoại, thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được quy định lần đầu trong Bộ Luật Lao động năm 2012 và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19-6-2013 và tiếp đến là Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 7-11-2018 để quy định chi tiết và hướng dẫn việc thực hiện.
Qua quá trình thực hiện cho thấy việc đưa các quy định về đối thoại và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc đã tạo hành lang pháp lý tương đối đồng bộ về các chế định điều chỉnh về quan hệ lao động tại nơi làm việc (đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, tranh chấp lao động và đình công). T
hông qua các quy định đã làm cho các bên trong doanh nghiệp (DN) có được cái nhìn đúng đắn về vị trí, vai trò của hoạt động đối thoại và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, qua đó tạo ra sự chuyển biến nhất định về quan hệ lao động, nhất là ở những DN có nguy cơ tranh chấp lao động, đình công cao.
Đối thoại tại nơi làm việc góp phần giải tỏa bức xúc của người lao động
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, các quy định về đối thoại và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc còn có những hạn chế.
Cụ thể: Các quy định về đối thoại được quy định dựa trên mô hình 1 tổ chức Công đoàn là đại diện duy nhất cho người lao động (NLĐ) trong DN, chưa phù hợp với bối cảnh hiện nay khi Bộ Luật Lao động năm 2019 cho phép trong DN được thành lập nhiều hơn một tổ chức đại diện của NLĐ; chưa hình thành được các quy định rõ ràng về xác định số lượng, thành phần đại diện của các bên khi tham gia các loại hình đối thoại, nhất là ở những DN đông lao động và trong bối cảnh DN có nhiều hơn một tổ chức đại diện của NLĐ và có cả những NLĐ không tham gia tổ chức đại diện nào; không phân định được rõ bản chất giữa đối thoại định kỳ và tổ chức hội nghị NLĐ.
Từ các thực tế trên, theo Bộ LĐ-TB-XH, cần thiết phải ban hành Nghị định quy định về việc tổ chức đối thoại và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc cho phù hợp với quy định của Bộ Luật Lao động năm 2019.
Bình luận (0)