xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cơ chế thương lượng còn bất cập

Bạch Đằng

Thương lượng riêng thì không được, mà áp dụng cái chung đại trà lại không phù hợp

Cùng với lộ trình thực hiện các cam kết lao động trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng như gia nhập Công ước 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), việc bảo đảm thương lượng tập thể (TLTT) giữa các bên tham gia quan hệ lao động cũng là một yêu cầu cấp bách. Tuy nhiên, việc này đang vướng mắc do nhiều quy định bất cập.

Thiếu tính khả thi

Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Chủ tịch Công đoàn (CĐ) Công ty CP Dệt may - Đầu tư thương mại Thành Công, cho biết thực tế quy định TLTT định kỳ mỗi năm một lần chỉ là hình thức nếu các bên không có nhu cầu. Dù thời hạn thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) thường là từ 2 đến 3 năm nhưng hằng năm đều có những thương lượng bổ sung phù hợp với quy định của nhà nước. "Bên cạnh đó, đơn vị của tôi có tham gia TƯLĐTT ngành dệt may, đây cũng là một căn cứ thuận lợi. Tuy nhiên, thực tế phát sinh tình huống công ty có nhiều cấp tổ chức gồm cả các công ty con, chi nhánh và nhà máy nằm khắp các tỉnh, thành. Vậy một nhà máy nằm ở tỉnh xa, có nhu cầu lợi ích riêng cần thương lượng sao cho phù hợp với nhu cầu đặc thù tại nơi đó, trong khi nhà máy ở nơi khác thì không cần lợi ích đó. Thương lượng riêng thì không được, mà áp dụng cái chung đại trà lại không phù hợp" - ông Tuấn trăn trở.

Cơ chế thương lượng còn bất cập - Ảnh 1.

Một vụ tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại KCN Tân Tạo, quận Bình Tân, TP HCM Ảnh: MAI CHI

Cũng theo ông Tuấn, nếu sắp tới đây có nhiều tổ chức đại diện người lao động (NLĐ) thì cũng phải quy định tổ chức nào, hoặc với quy mô, tỉ lệ đại diện cho bao nhiêu NLĐ thì mới có quyền đứng ra thương lượng. Trong khi đó, hiện nay nhiều khách hàng không đồng ý vai trò đại diện đương nhiên của Công đoàn (CĐ) mà phải do NLĐ trực tiếp bầu ra để thương lượng nhằm tránh tình trạng ông chủ cài cắm người thân, người cùng lợi ích vào CĐ để thương lượng có lợi cho mình.

Ông Trần Ngọc Vân, Phó Chủ tịch CĐ các KCX-KCN Bình Dương, cho rằng việc quy định CĐ cấp trên cơ sở có thể đại diện NLĐ nơi chưa có CĐ cơ sở trong nhiều tình huống là không khả thi. "Nhiều nơi khách hàng yêu cầu công ty phải có TƯLĐTT mới hợp tác làm ăn. Công ty đến CĐ cấp trên đề nghị nhưng khi CĐ cấp trên thực hiện đại diện đúng toàn bộ quy trình thì bên chủ công ty cũng rút luôn. Thực tế việc CĐ cấp trên cơ sở đứng ra đại diện NLĐ và thương lượng ký kết với doanh nghiệp (DN) là rất khó thực hiện" - ông Vân cho biết.

Khập khiễng TƯLĐTT ngành

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, dẫn chứng trường hợp điển hình: CĐ ngành dệt may thí điểm hiện hành hầu như không thể đại diện một cách thực chất mà chủ yếu đại diện cho một số CĐ và NLĐ thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Trong khi đó, các tổ chức CĐ của các DN dệt may tại TP HCM thì một số thuộc CĐ ngành dệt may Việt Nam, một số lại thuộc CĐ dệt may TP HCM, một số thuộc CĐ KCX-KCN, một số lại trực thuộc LĐLĐ các quận, huyện. "Như vậy, TƯLĐTT toàn ngành sẽ thực hiện thương lượng như thế nào khi đại diện NLĐ sẽ là CĐ nào trong số này? Đôi khi nhà máy ở địa phương nằm xa trụ sở, khi có việc thì CĐ tại nơi có trụ sở, CĐ ở trung ương quá xa, có tham gia kịp không hay chính CĐ địa phương ngay tại nơi nhà máy đứng ra tham gia giải quyết thì kịp thời hơn? Có thể nói hệ thống tổ chức đã có vấn đề ngay từ đầu cho việc đại diện thương lượng. Cho tới nay, thí điểm TƯLĐ ngành dệt may vẫn chưa có tổng kết chung xem được gì, thiếu gì. Trước đây, chỉ ký là chính theo những mẫu có sẵn chứ không mấy khi thương lượng" - bà Mai bức xúc.

Theo ông Nguyễn Văn Bình, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, vấn đề đặt ra ở đây liên quan đến cấu trúc tổ chức ngành, trong đó cấu trúc quyết định mô hình TLTT sẽ diễn ra trên bình diện nào, tại DN hay theo ngành. Ở đây, CĐ đang được tổ chức theo cấp hành chính của nhà nước, nhà nước có cấp nào thì CĐ cũng tổ chức theo cấp đó, vì vậy trong thực hiện sẽ có độ vênh nhất định" - ông Bình đánh giá. 

Cần sửa đổi cho phù hợp

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, để bảo đảm nguyên tắc quan trọng nhất là tính tự nguyện theo tinh thần Công ước 98 của ILO, nhiều quy định cần phải được nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp, bao gồm: Không cần thiết phải quy định tính định kỳ của thương lượng, việc thương lượng đột xuất hay định kỳ là do các bên trong quan hệ lao động tự quyết. NLĐ phải được lựa chọn cho mình tổ chức đại diện trong thương lượng, do đó phải sửa đổi quy định về vai trò đại diện đương nhiên của CĐ cấp trên cơ sở trong TLTT nơi chưa có CĐ cơ sở.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo