- Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật - LĐLĐ TP HCM, trả lời: Theo Bộ Luật Lao động, thời giờ làm việc của người lao động (NLĐ) bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày, 48 giờ trong 1 tuần và được quy định trong hợp đồng lao động. Do vậy, nếu hợp đồng lao động quy định thời gian làm việc của NLĐ là 44 giờ/tuần nhưng công ty yêu cầu làm việc 48 giờ/tuần thì phải trả lương làm thêm giờ cho NLĐ. Nếu công ty không tính tiền làm thêm giờ là trái quy định pháp luật.
Ãnh minh họa
Mặt khác, theo Luật CĐ, tài chính CĐ được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của CĐ và duy trì hoạt động của hệ thống CĐ, bao gồm: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho NLĐ; tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; phát triển đoàn viên CĐ, thành lập CĐ cơ sở, xây dựng CĐ vững mạnh; tổ chức phong trào thi đua do CĐ phát động; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ; đào tạo, bồi dưỡng NLĐ ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, nhà nước và tổ chức CĐ; tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho NLĐ; tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới; thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên CĐ và NLĐ khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho NLĐ; động viên, khen thưởng NLĐ, con của NLĐ có thành tích trong học tập, công tác; trả lương cho cán bộ CĐ chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ CĐ không chuyên trách; chi cho hoạt động của bộ máy CĐ các cấp; các nhiệm vụ chi khác.
Việc giám đốc chiếm giữ kinh phí CĐ để phục vụ công tác đối ngoại của công ty là trái quy định pháp luật. Anh Huy có thể phản ánh sự việc đến LĐLĐ, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận - huyện nơi công ty đặt trụ sở để được can thiệp bảo vệ quyền lợi.
Bình luận (0)