- BHXH TP HCM trả lời: Căn cứ khoản 3 điều 85 Luật BHXH; khoản 2 điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT; điều 58 Luật Việc làm, NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng đó. Mặt khác, Nghị định 148/2018/NĐ-CP quy định: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có). Trong đó, thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ bao gồm: Thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động; thời gian được NSDLĐ cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; nghỉ hằng tuần, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định; nghỉ việc để hoạt động Công đoàn theo quy định; nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được NSDLĐ trả lương; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của NLĐ; thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của Bộ Luật Lao động. Thời gian NLĐ đã tham gia BHTN bao gồm: Thời gian NSDLĐ đã đóng BHTN; thời gian được tính là thời gian đã đóng BHTN theo quy định của pháp luật về BHTN; thời gian NSDLĐ đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN theo quy định của pháp luật về lao động, BHTN.
Như vậy, trường hợp NLĐ không thuộc đối tượng đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 6-2017 và đơn vị không chi trả cùng lúc với kỳ trả lương (tháng 6-2017) một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN thì khi NLĐ nghỉ việc, thời gian tính chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ có bao gồm tháng 6-2017.
Bình luận (0)