xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Cởi trói" quy định hưởng BHXH một lần

NHÓM PHÓNG VIÊN

Điều kiện 12 tháng chờ không có tác dụng hạn chế rút BHXH, ngược lại có thể khiến người lao động tìm đến tín dụng đen

Trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đề xuất 2 phương án rút BHXH một lần. Phương án 1: Giữ nguyên quy định hiện hành. Cụ thể, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm, người lao động (NLĐ) sẽ được rút BHXH một lần. Phương án 2: Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà NLĐ có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào Quỹ Hưu trí và tử tuất.

Nhu cầu chính đáng

Trong văn bản gửi góp ý với ban soạn thảo, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho rằng hưởng BHXH một lần là quyền lợi chính đáng của người tham gia BHXH. Tuy nhiên, việc NLĐ hưởng BHXH một lần có xu hướng tăng như giai đoạn vừa qua là thực tế rất đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ mà còn làm ảnh hưởng tới tình hình kinh tế - xã hội cũng như ảnh hưởng đến mục tiêu, nỗ lực và quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta trong thực hiện an sinh xã hội cho toàn dân.

Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, trong giai đoạn 2016 - 2021, cả nước có 4.058.317 NLĐ đề nghị và được giải quyết hưởng BHXH một lần, bình quân mỗi năm có gần 700.000 người hưởng BHXH một lần, số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 11,6%.

Cởi trói quy định hưởng BHXH một lần - Ảnh 1.

Công nhân lấy số thứ tự làm thủ tục rút BHXH một lần tại BHXH huyện Hóc Môn, TP HCM Ảnh: HUẾ XUÂN

Với phương án 2, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị cần phải nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, bởi việc điều chỉnh này rất nhạy cảm. Dù dự kiến của chính sách quy định theo hướng nếu NLĐ có yêu cầu thì vẫn được giải quyết một phần (tối đa 50%), phần còn lại được bảo lưu để hưởng chế độ BHXH khi đủ tuổi nghỉ hưu thì với phần đông NLĐ sẽ vẫn cho rằng chính sách này gây bất lợi với bản thân họ.

Đặc biệt trong những năm gần đây, sau nhiều thay đổi khiến NLĐ thấy mình "đang chịu phần thiệt" như việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu; tăng thời gian tham gia BHXH để được hưởng mức lương hưu tối đa... thì việc "ràng buộc" trong hưởng BHXH một lần có thể là động thái tiếp theo gây bất lợi đối với NLĐ.

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, với cả 2 phương án đều áp dụng điều kiện "Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện" (thực chất là chấm dứt HĐLĐ và không tham gia vào quan hệ lao động) mới cho NLĐ hưởng BHXH 1 lần là không phù hợp với mục đích và bản chất của BHXH 1 lần.

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, BHXH 1 lần là nhằm đáp ứng linh hoạt nhu cầu cấp bách của một bộ phận NLĐ mất việc làm, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, để bảo đảm duy trì cuộc sống. Tình trạng "bán non sổ BHXH" cũng như tín dụng đen vừa qua cũng xuất phát từ quy định trên. Vì vậy, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị ban soạn thảo xem xét để giảm điều kiện về thời gian từ 12 tháng xuống mức khoảng 3 tháng.

Nên bỏ quy định chờ sau 12 tháng

Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều lao động mất việc tại TP HCM, Bình Dương và Đồng Nai cho biết quy định sau 1 năm không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện mới được nhận BHXH một lần đã gây khó cho NLĐ. Số đông công nhân, nhất là công nhân lớn tuổi, có nhu cầu nhận BHXH một lần có hoàn cảnh rất khó khăn. Do vậy, khoản trợ cấp BHXH một lần với họ rất có ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh mất việc làm.

Trong góp ý gửi về Bộ LĐ-TB-XH, lãnh đạo nhiều sở LĐ-TB-XH đều đề nghị bỏ phương án 1; đồng thời sửa đổi phương án 2 theo hướng bỏ quy định chờ sau 12 tháng. Ông Trần Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Hưng Yên và ông Nguyễn Thành Nam, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP Đà Nẵng, đều nhất trí phương án 2, đồng thời đề nghị bỏ quy định chờ sau 12 tháng vì NLĐ chỉ hưởng tối đa trên 1/2 tổng thời gian đóng BHXH nên vẫn trong diện bao phủ BHXH và khi về già vẫn có khoản trợ cấp để trang trải cuộc sống.

Bên cạnh đó một bộ phận NLĐ thực sự cần tiền để trang trải nhu cầu cấp bách sau khi nghỉ việc nên cần thiết được hưởng kịp thời để giải quyết nhu cầu trước mắt. Theo ông Phan Văn Mến, Giám đốc BHXH TP Hà Nội, chọn phương án nào thì trước sau cũng phải giải quyết khoản BHXH một lần. Điều kiện 12 tháng chờ không có tác dụng hạn chế rút BHXH, ngược lại có thể khiến NLĐ tìm đến tín dụng đen.

Ông Đoàn Thái Sơn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cũng đồng ý với phương án 2 của dự thảo, tuy nhiên đề nghị cân nhắc chỉnh sửa phương án 2 theo hướng NLĐ được lựa chọn rút BHXH một lần hoặc rút 50% thời gian đã đóng, thời gian còn lại được bảo lưu để hưởng chế độ BHXH khi đủ tuổi nghỉ hưu vì BHXH dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng, NLĐ đã đóng BHXH thì được quyền hưởng tối đa thời gian đã đóng, không nên chỉ giải quyết tối đa 50% tổng thời gian đã đóng.

Trong khi đó, theo BHXH Việt Nam, quy định chi trả BHXH một lần sau 1 năm nghỉ việc không có tác dụng ngăn tình trạng nhận BHXH một lần. Trái lại, việc phải chờ đợi phát sinh tình trạng thu gom sổ BHXH dưới hình thức ủy quyền nhận BHXH một lần, ảnh hưởng đến quyền lợi NLĐ. Do vậy BHXH Việt Nam đề xuất bỏ luôn quy định trên.

Không có tác dụng ngăn rút một lần

Theo luật sư Nguyễn Văn Phúc, Đoàn Luật sư TP HCM, vài năm trở lại đây, số NLĐ rút BHXH tăng nhanh, trong đó một trong những nguyên nhân chủ yếu là vì họ gặp khó khăn về tài chính. Bản chất của chính sách BHXH là an sinh nên khi khó khăn mà tiền đến tay NLĐ đúng lúc sẽ phát huy hiệu quả của nó, tránh tình trạng NLĐ tìm đến tín dụng đen hay mua bán sổ BHXH. "Việc tạm hoãn thời gian rút BHXH một lần sau 1 năm không có tác dụng hạn chế số NLĐ rút, ngược lại dễ khiến họ phải sống bấp bênh trong thời gian chờ đợi. Bởi để đáp ứng với quy định hiện hành là không đóng BHXH trong từ 1 năm trở lên, NLĐ sẽ chọn làm công việc thời vụ. Với những công việc tạm bợ, NLĐ không được tham gia BHXH, BHYT nên khi ốm đau, thai sản, họ sẽ không được hưởng chế độ gì, điều này khiến cuộc sống càng khó khăn hơn" - luật sư Nguyễn Văn Phúc nhận định.

C.Hường ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo