xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công nhân ngóng gói hỗ trợ

Bài và ảnh: TÂM AN

Ngoài đơn giản điều kiện hưởng, nhà nước cần kéo dài thời gian hỗ trợ đến hết năm 2020

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Thiếu đơn hàng hoặc sản xuất xong không thể xuất khẩu khiến nhiều DN phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động. Theo thống kê của các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương, 6 tháng đầu năm 2020, có 295 DN trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn phải tạm ngưng hoạt động, với 224.304 công nhân (CN) bị ảnh hưởng.

Trong đó, số lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) là 13.045 trường hợp; số lao động ngừng việc, tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương 54.791 trường hợp; số lao động phải giảm giờ làm việc là 94.219 trường hợp.

Doanh nghiệp lao đao

Bà Nguyễn Thị Kim Liên - Trưởng Phòng Nhân sự Công ty TNHH Doanh Đức (TP Dĩ An), chuyên sản xuất đồ gỗ - cho biết dịch Covid-19 khiến DN gặp khó khăn, phải ngưng hoạt động trong tháng 4-2020, gần 700 CN cũng phải ngưng việc. Công ty đã lập danh sách CN và làm hồ sơ gửi cơ quan chức năng TP Dĩ An để có thể hưởng hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng của Chính phủ. Tuy nhiên, sau đó hồ sơ bị trả lại do báo cáo tài chính không chứng minh DN không có doanh thu, không có nguồn tài chính để trả lương.

"DN chỉ ngưng hoạt động trong tháng 4-2020, do vậy buộc chúng tôi chứng minh không có doanh thu, không có tiền trả lương cho người lao động (NLĐ) là không hợp lý. Thực tế, chỉ khi DN phá sản hoặc chấm dứt hoạt động mới có doanh thu không đồng. "Chúng tôi kiến nghị cơ quan chức năng cần đơn giản thủ tục để NLĐ được hưởng chính sách từ gói hỗ trợ này. Chỉ cần DN chứng minh tháng đó không hoạt động sản xuất - kinh doanh và CN phải nghỉ việc là đủ" - bà Liên kiến nghị.

Công nhân ngóng gói hỗ trợ - Ảnh 1.

Người lao động làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương

Tương tự là trường hợp của Công ty TNHH Vision International (chuyên sản xuất gậy đánh golf; KCN Việt Nam - Singapore 1). Chịu tác động nặng nề bởi dịch Covid-19, từ tháng 4 đến 6-2020, công ty phải tạm ngưng hoạt động sản xuất và cho gần 1.000 CN nghỉ việc tạm thời. Ngoài những chính sách hỗ trợ từ ban giám đốc và Công đoàn (CĐ), công ty đã lập danh sách những CN nghỉ việc để làm hồ sơ hưởng chính sách từ gói 62.000 tỉ đồng gửi cơ quan chức năng TP Thuận An.

Tuy nhiên, hồ sơ trả lại do DN không chứng minh được không có doanh thu và không có tiền trả lương cho CN. "Mất việc khiến đời sống CN gặp muôn vàn khó khăn, do vậy họ rất mong nhận được tiền hỗ trợ. Giờ DN không đáp ứng yêu cầu thì chúng tôi cũng không biết ăn nói với họ ra sao" - ông Nguyễn Hồng Văn, Giám đốc Phòng Quản lý, chia sẻ.

Ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH Phước Ý (chuyên sản xuất đế giày; thị xã Bến Cát), cũng cho biết DN đã lập danh sách 218 trường hợp CN tạm hoãn HĐLĐ do ảnh hưởng dịch Covid-19 từ tháng 5 đến 9-2020 gửi cơ quan chức năng thị xã Bến Cát xem xét. Nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi.

Nên xem xét điều chỉnh

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) tỉnh Bình Dương cho biết hiện BHXH tỉnh đã tiếp nhận và giải quyết xong hồ sơ của 81 DN với 14.803 lao động thuộc nhóm tạm hoãn thực hiện HĐLĐ và nghỉ việc không lương đề nghị được hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng của Chính phủ.

Bà Đặng Thị Kim Chi, Chủ tịch CĐ KCN Việt Nam - Singapore, cho biết gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng của Chính phủ đã sớm được các cấp CĐ triển khai nhưng đến nay vẫn chưa có CN nào nhận được hỗ trợ, bởi điều kiện DN phải chứng minh được doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương cho CN. "Tỉnh Bình Dương cần kiến nghị Chính phủ có những điều chỉnh phù hợp trong thời điểm hiện nay để gói hỗ trợ sớm đến được với NLĐ" - bà Chi đề xuất.

Theo Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bình Dương, số lượng đơn hàng ngày càng ít nên các DN phải thu hẹp sản xuất, sắp xếp lại lao động dẫn đến giảm doanh thu chứ không hoàn toàn mất doanh thu. Do vậy, rất khó để chứng minh DN không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương cho NLĐ. Điều đó dẫn đến việc NLĐ mặc dù bị ngưng việc hoặc chấm dứt HĐLĐ không đủ điều kiện được hỗ trợ theo quy định.

Ông LÊ MINH QUỐC CƯỜNG, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bình Dương:

Kéo dài thời gian hỗ trợ

Một số DN, cơ sở sản xuất kinh doanh ở các ngành nghề may mặc chế biến gỗ, các DN gia công, hỗ trợ ngành may mặc... đang gặp khó khăn do thị trường xuất khẩu chính ở các nước châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… bị đóng băng. Sức chịu đựng của DN có hạn và nếu không thể trụ lại thì buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động. Điều này sẽ tạo sức ép lớn cho thị trường lao động khi tình trạng mất việc gia tăng, chưa kể các vấn đề xã hội khác phát sinh. Vì vậy, ngoài đơn giản thủ tục và điều kiện hưởng hỗ trợ, kiến nghị Chính phủ cho kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 42 đến hết năm 2020.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo