Tôi có báo về công ty nhưng không ai đến. Do phần lỗi nhiều hơn nên tôi buộc phải bồi thường cho bên kia 37 triệu đồng và đề nghị công ty hỗ trợ nhưng bị từ chối. Trong tình huống trên, trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?".
Ảnh minh họa
Luật sư Nguyễn Văn Phúc, Đoàn Luật sư TP HCM, trả lời: Theo quy định tại điều 597 Bộ Luật Dân sự thì pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Ở trường hợp trên, công ty của anh Ân là một pháp nhân; anh Ân và công ty có ký kết hợp đồng lao động, đồng thời anh Ân gây tai nạn khi đang thực hiện công việc theo điều động của pháp nhân (là công ty). Do đó, trách nhiệm bồi thường tổn thất cho phía bị hại thuộc về công ty.
Mặt khác, theo quy định của Bộ Luật Lao động, khi người lao động (NLĐ) có hành vi gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường. Trường hợp thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng thì NLĐ phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương. Mức khấu trừ không quá 30% tiền lương tháng của NLĐ sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm, thuế… Đối chiếu các quy định trên, công ty buộc anh Ân chịu toàn bộ chi phí bồi thường là chưa đúng quy định.
Bình luận (0)