Chương trình gồm 3 dự án thành phần với tổng kinh phí thực hiện hơn 14.000 tỉ đồng. Chương trình phấn đấu đến năm 2020 sẽ hỗ trợ đào tạo trình độ cao về kỹ năng nghề, ngoại ngữ và ngành nghề đặc thù cho khoảng 8.800 lao động; đưa khoảng 6.200 người trong số đó đi làm việc ở nước ngoài; đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các trường nghề và khoảng 30 trường chuyên biệt đủ điều kiện đào tạo nghề trọng điểm phát triển kinh tế biển.
Hội thi an toàn - vệ sinh viên giỏi được các cấp Công đoàn liên tục tổ chức trong năm 2014
Ngoài ra, chương trình sẽ đầu tư khoảng 100 nghề trọng điểm bảo đảm đủ điều kiện đào tạo nghề nghiệp ở các cấp độ; đẩy mạnh tư vấn chính sách việc làm, học nghề, trong đó 45%-50% số người lao động đến các trung tâm dịch vụ việc làm được giới thiệu việc làm và 70% trong số đó có việc làm thành công.
Mục tiêu quan trọng khác của chương trình là giảm trung bình hằng năm 5% tần suất tai nạn lao động chết người trong một số ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động (khai khoáng, xây dựng, sản xuất kim loại, sản xuất hóa chất và một số ngành nghề khác); hỗ trợ thí điểm cho 600 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý an toàn - vệ sinh lao động, từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn - vệ sinh lao động (OHSAS 18001, SA 8000,...) và xây dựng văn hóa an toàn trong lao động.
Bình luận (0)