xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Để doanh nghiệp và NLĐ tự quyết định về tiền lương

PHÚC HẬU (báo SGGP)

Cùng với việc cải cách chính sách tiền lương của cán bộ công chức, viên chức thuộc khối hành chính sự nghiệp thì hiện nay, tại dự thảo đề án cải cách chính sách tiền lương trình Hội nghị Trung ương 7, Bộ LĐ- TB-XH đưa ra một số đề xuất liên quan đến tiền lương trong khu vực doanh nghiệp.


Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có 54,41 triệu người thuộc lực lượng lao động (chiếm 77% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên). Trong đó có 22,05 triệu lao động làm công ăn lương (chiếm 40,53% lực lượng lao động) và 9,44 triệu lao động có hợp đồng lao động (chiếm 17,35% lực lượng lao động, là đối tượng điều chỉnh bởi mức lương tối thiểu vùng).

54% NLĐ nhận mức lương chưa thỏa đáng

Thế nhưng theo khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam, hiện nay mức thu nhập của người lao động (NLĐ) thuộc khu vực doanh nghiệp (DN) vẫn ở mức khá thấp. Số liệu khảo sát năm 2017 cho thấy, thu nhập của NLĐ (không kể ăn ca) trung bình chỉ gần 5.500.000 đồng/tháng.

Khoản thu nhập đó gồm có tiền lương cơ bản và các khoản thu nhập thêm. Tiền lương cơ bản chính là mức tiền để làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ (nếu làm đủ giờ công, ngày công) thì mức trung bình trong năm 2017 mà nLĐnhận được là 4.480.000 đồng/tháng. Còn khoản thu nhập thêm có thể kể như tiền làm thêm giờ, các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ khác từ DN như tiền chuyên cần, tiền nhà ở, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, tiền hỗ trợ đời sống, tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ...

Vẫn theo báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, có 51,3% NLĐ chỉ có thu nhập vừa đủ trang trải cuộc sống. Khoảng 20,6% cho biết phải chi tiêu tằn tiện, kham khổ; 12% có thu nhập không thể đủ sống và chỉ có 16,1% NLĐ là có thể có tích lũy từ thu nhập. Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Lý, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, trung bình các khoản thu nhập ngoài lương cơ bản như làm thêm giờ, trợ cấp, hỗ trợ (không kể ăn ca) cũng chỉ khoảng 1,3 - 1,5 triệu đồng/tháng (số tiền này chiếm từ 20% - 30% thu nhập của NLĐ). Và nếu tháng nào không làm thêm giờ hoặc làm thiếu ngày công thì sẽ bị phạt, vì vậy thu nhập của NLĐ sẽ giảm sút.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, để các doanh nghiệp không trả mức lương cho NLĐ ở mức quá thấp, Nhà nước đã có quy định về mức lương tối thiểu (LTT) vùng. Đây có thể coi như "mức lương sàn" mà tối thiểu các DN phải đáp ứng cho NLĐ làm công việc đơn giản trong điều kiện đơn giản nhất. Hiện tại, đang có 4 mức LTT vùng. Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: "Mức LTT là mức thấp nhất trả cho NLĐ làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ".

Để doanh nghiệp và NLĐ tự quyết định về tiền lương - Ảnh 1.

Kể từ năm 2013 đến nay, mức LTT vùng cho NLĐ trong khối DN liên tục được thay đổi với 5 lần điều chỉnh (nhưng mỗi lần tăng cũng chỉ thêm được vài trăm ngàn đồng, như năm 2017 là tăng 180.000 - 250.000 đồng). Và theo đánh giá, tiền LTT vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ. Mà mỗi khi Nhà nước điều chỉnh mức LTT vùng thì các DN điều chỉnh tiền lương của NLĐ rất khác nhau, tùy theo từng ngành nghề, từng hệ thống lương của DN. Có 54% NLĐ cho rằng tiền lương, tiền công của họ không tương xứng với sức lao động của họ đã bỏ ra.

Phải có tiêu chí thế nào là mức sống tối thiểu

Trước thực tế này, cải cách chính sách tiền lương nói chung, trong đó có chính sách tiền lương cho NLĐ trong khối DN là rất cần thiết. Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Doãn Mậu Diệp, mục tiêu của cải cách chính sách tiền lương lần này là phải làm cho tiền lương là thu nhập chính, bảo đảm đời sống cho NLĐ và gia đình họ.

Cụ thể, đối với khu vực DN, LTT vùng được đề xuất điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của DN và mức sống của NLĐ. Bên cạnh mức LTT tháng, đề án quy định mức LTT giờ, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2020, mức LTT bảo đảm được mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ. Nhà nước giảm dần sự can thiệp, tiến tới các DN tự quyết định chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận với NLĐ.

Song song với việc xây dựng đề án cải cách chính sách tiền lương, hiện Bộ LĐ-TB-XH cũng đang đề nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động năm 2012. Để đảm bảo mức lương tương xứng cho NLĐ, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị, ngoài việc điều chỉnh mức LTT vùng, Chính phủ cần chỉ đạo việc xây dựng và giám sát thực hiện thang, bảng lương theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP, để NLĐ được nâng lương định kỳ, theo năng suất, hiệu quả công việc làm căn cứ đóng BHXH. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về tiền lương. Sớm ban hành Luật Tiền LTT. Trước mắt cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về tiền LTT trong Bộ luật Lao động. Để làm rõ khái niệm "mức lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho NLĐ và gia đình họ" thì phải đưa ra quy định về các tiêu chí xác định mức sống tối thiểu là như thế nào, cơ quan nào có thẩm quyền xác định mức sống tối thiểu và thời điểm công bố mức sống tối thiểu, bởi mức sống tối thiểu là căn cứ quan trọng để Hội đồng Tiền lương quốc gia xác định mức tiền lương tối thiểu.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo