xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đối thoại để phát triển

Bài và ảnh: THANH NGA

Đối thoại định kỳ không chỉ giúp giải tỏa những vướng mắc giữa người lao động và chủ doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho cả doanh nghiệp

Đối thoại là cách tốt nhất để xây dựng quan hệ hiểu biết, hợp tác giữa người lao động (NLĐ) và doanh nghiệp (DN). Nhờ sự tin cậy ấy mà DN quan tâm, chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần cho NLĐ và ngược lại, NLĐ sẽ dốc sức cống hiến cho DN” - ông Lê Văn Việt, Chủ tịch Công đoàn (CĐ) Công ty Dịch vụ công ích quận 8, TP HCM - khẳng định như vậy tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đối thoại do LĐLĐ quận 8 tổ chức mới đây.

Lợi cả đôi đường

Công ty Dịch vụ công ích quận 8 được đánh giá là một trong số ít DN tổ chức hiệu quả việc đối thoại định kỳ, góp phần hài hòa lợi ích NLĐ và DN. Theo ông Việt, nếu chuẩn bị tốt nội dung đối thoại và cùng nhau trao đổi thẳng thắn, DN và NLĐ sẽ tháo gỡ được nhiều gút mắc, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Công nhân Công ty TNHH May Cường Tài (quận Gò Vấp, TP HCM) đề đạt ý kiến trong buổi đối thoại  do Công đoàn tổ chức
Công nhân Công ty TNHH May Cường Tài (quận Gò Vấp, TP HCM) đề đạt ý kiến trong buổi đối thoại do Công đoàn tổ chức

Điển hình như trong năm 2013, ban đầu công ty áp dụng mức lương tối thiểu chung là 2 triệu đồng/người/tháng nhưng sau đó chỉ được duyệt mức 1,512 triệu đồng/tháng, điều này khiến thu nhập của công nhân (CN) bị sụt giảm. Hiểu ảnh hưởng thu nhập sẽ khiến CN tâm tư, thông qua đối thoại, CĐ cơ sở đã chủ động đề xuất DN cân đối quỹ tiền lương nhằm chia sẻ khó khăn với CN. “Trước nguyện vọng của CN và đề xuất chính đáng của CĐ cơ sở, DN đã chấp thuận giải quyết kiến nghị dù lương vẫn giảm chút ít so với trước” - ông Việt cho biết thêm. Ngoài chuyện lương, thưởng, tại các buổi đối thoại do CĐ chủ trì, CN còn hiến kế giải pháp thiết thực nhằm tăng năng suất lao động. Sự thông hiểu ấy giữa 2 bên đã giúp DN ngăn ngừa tranh chấp từ gốc.

Tại Công ty TNHH Sedo Vina (quận Gò Vấp, TP HCM), không đợi đến khi có luật quy định, mà trước đó cơ chế đối thoại giữa CĐ, ban giám đốc và đại diện CN đã được hình thành và thực hiện có hiệu quả. Bà Nguyễn Thị Anh Kim, chủ tịch CĐ công ty, cho biết hằng quý, ban giám đốc đều tiếp xúc trực tiếp với CĐ và CN để lắng nghe ý kiến đóng góp. Qua đó, những thắc mắc của tập thể CN liên quan đến lương, thưởng, điều kiện làm việc… đều được DN ghi nhận và giải quyết thấu đáo với sự đồng thuận cao từ các bên liên quan. “Với cơ chế đối thoại thường xuyên, những ý kiến dù nhỏ của CN đều được DN lắng nghe và khắc phục, nhờ đó tranh chấp lao động đã không xảy ra” - bà Kim cho biết.

Nhận diện sớm nguy cơ tranh chấp

Tại hội thảo nói trên, ngoài một số ít DN nêu được kinh nghiệm tổ chức đối thoại định kỳ, phần lớn các đơn vị đều than khó với nhiều nguyên nhân khác nhau. “Đối thoại phải được hiểu là kênh trao đổi những vấn đề thuộc phạm trù quan hệ lao động. Cùng nêu ý kiến và tìm ra cách tháo gỡ hợp tình hợp lý trên cơ sở tuân thủ luật pháp và hài hòa lợi ích 2 phía sẽ giúp quan hệ lao động tại DN ổn định một cách căn cơ” - ông Nguyễn Phi Hổ, Phó trưởng Ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ TP HCM, khẳng định.

Đồng tình với ông Hổ, nhiều ý kiến để đối thoại định kỳ có hiệu quả, các thành viên tham gia không nên chăm bẵm lợi ích riêng vì điều này sẽ làm mất đi ý nghĩa đối thoại. Luật quy định đối thoại định kỳ 3 tháng/lần song CĐ cơ sở phải linh hoạt bởi điều này phụ thuộc vào điều kiện sản xuất của DN. “Phát hiện nguy cơ tranh chấp thì CĐ phải mạnh dạn yêu cầu DN tổ chức đối thoại. Đón đầu nguy cơ tranh chấp để hóa giải kịp thời mâu thuẫn sẽ giúp quan hệ lao động ở DN ổn định” - ông Huỳnh Ngũ Há, Chủ tịch LĐLĐ quận 8, góp ý.

Một trong những vấn đề mà đội ngũ cán bộ CĐ cơ sở quan tâm, trao đổi nhiều nhất là nội dung đối thoại. “Đối thoại mang lại lợi ích gì cho NLĐ và DN trong khi DN đặt nặng vấn đề tiêu thụ sản phẩm, năng suất lao động, tiết kiệm vật tư... còn vấn đề CN quan tâm là lương, thưởng, phúc lợi, điều kiện làm việc? Để dung hòa được lợi ích của các chủ thể trong quan hệ lao động đòi hỏi cán bộ CĐ phải có bản lĩnh và kỹ năng thuyết phục” - ông Phan Hoàng Bảo, Chủ tịch CĐ Công ty CP Sơn Á Đông, nhìn nhận. Bà Trần Thị Uyên Phương, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH Việt Giai Thành, nêu: “Để DN hiểu đúng bản chất của việc đối thoại, bên cạnh thu thập ý kiến CN thông qua các thành viên tổ đối thoại, CĐ phải chủ động trao đổi trước với DN về những nội dung mà DN quan tâm, có như vậy đối thoại sẽ diễn ra có chất lượng”. Bà Phương nêu dẫn chứng thời gian khi DN xuất hiện hiện tượng lãng phí nguyên vật liệu, CĐ và DN cũng đã kêu gọi tập thể CN hưởng ứng. Nhờ tiết kiệm nguyên vật liệu mà DN mới giảm chi phí sản xuất, từ đó có cơ sở để cải thiện thu nhập cho CN.

Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam:

Điều kiện cần để ổn định

Đối thoại là xu hướng được khuyến khích trong thời kỳ hội nhập, là điều kiện cần để ổn định quan hệ lao động tại DN một cách căn cơ. Mạnh dạn đưa ra chính kiến, cùng trao đổi và đưa ra hướng giải quyết trên cơ sở đồng thuận sẽ giúp DN và NLĐ xây dựng niềm tin, từ đó cùng nhau hợp tác vì sự phát triển bền vững của DN. Tuân thủ pháp luật và hài hòa lợi ích phải là mục tiêu mà đối thoại hướng đến.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo