Để người lao động an tâm làm việc, ngoài chế độ ốm đau, pháp luật bảo hiểm còn tạo điều kiện để người lao động được hỗ trợ khi mắc bệnh nghề nghiệp.
Khoản 9, điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định, bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Tuy nhiên, không phải ai mắc bệnh nghề nghiệp cũng được hưởng chế độ này.
Để người lao động an tâm làm việc, ngoài chế độ ốm đau, pháp luật bảo hiểm còn tạo điều kiện để người lao động được hỗ trợ khi mắc bệnh nghề nghiệp
Theo điều 42 Luật BHXH 2014, đối tượng hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn/không có thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 - 12 tháng; Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 - 3 tháng; Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; Người quản lý doanh nghiệp, người điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Theo quy định tại điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện: Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nêu trên. Lưu ý, người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ.
Bình luận (0)