xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Giải oan" cho... tăng lương tối thiểu

Bạch Đằng

Các nghiên cứu cho thấy mức tăng lương tối thiểu chỉ gây tác động rất nhỏ lên doanh nghiệp, tình hình lạm phát và việc làm

Việc áp dụng mức lương tối thiểu (LTT) và tốc độ tăng của LTT trong những năm gần đây có nhiều ý kiến trái chiều và gặp nhiều phản ứng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tại hội thảo về LTT do Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP HCM) tổ chức ngày 9-1, thực tế LTT ít gây tác động hơn các cảnh báo trong bối cảnh cụ thể ở Việt Nam.

Chỉ gây tác động nhỏ

Theo TS Nguyễn Việt Cường, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân và Viện Nghiên cứu phát triển Mekong, vừa qua, việc tăng LTT đều dẫn đến các tranh cãi về tác động tiêu cực của nó. Trong đó, thách thức lớn nhất là việc đo lường tác động của tăng LTT bị thiên lệch do tìm hiểu thiếu các yếu tố quan trọng. Nghiên cứu cho thấy việc tăng LTT chỉ gây ra những tác động nhỏ đến các thành phần liên quan. Với tình hình lạm phát, LTT thường được tăng vào đầu năm, lạm phát tăng theo sau việc tăng LTT lại là do tác động tăng cầu tiêu dùng vào thời điểm Tết nguyên đán sau đó, chứ không phải thực sự do việc tăng LTT.

Giải oan cho... tăng lương tối thiểu - Ảnh 1.

Các nghiên cứu cho thấy việc tăng lương tối thiểu chỉ gây ra những tác động nhỏ đến các thành phần liên quan Ảnh: HỒNG ĐÀO

Tương tự, việc tăng LTT có gây tác động đến tình hình việc làm nhưng là rất nhỏ và không có ý nghĩa về mặt thống kê. Việc tăng LTT có thể làm giảm cơ hội có việc làm ở khu vực chính thức. Việc này, theo TS Cường, có thể lý giải bằng giả thuyết người lao động (NLĐ) có xu hướng dịch chuyển từ khu vực chính thức sang phi chính thức vì có thu nhập cao hơn (chứ không phải do LTT). Các số liệu thống kê ủng hộ giả thuyết này. "Việc tăng LTT tác động lên lợi nhuận rất nhỏ, chỉ làm giảm lợi nhuận biên của doanh nghiệp (DN) khoảng 1%. LTT làm giảm một số lượng lao động và tăng mức lương trung bình nên không tác động nhiều đến tổng chi phí lao động của DN" - ông Cường đánh giá.

Vậy sao doanh nghiệp vẫn kêu?

Theo bà Văn Thu Hà, Tổ chức Oxfarm Việt Nam, khi tranh luận, nhiều người đưa ra dẫn chứng về tốc độ gia tăng của tiền lương nhanh hơn so với tốc độ gia tăng của năng suất lao động là không thỏa đáng. Bà Hà nhận định: "Cần lưu ý rằng xuất phát điểm của LTT ở Việt Nam quá thấp. Đồng ý là tăng nhanh nhưng lại tăng "lắt nhắt" không đáp ứng đủ nhu cầu. Sự "tăng nhanh" này có thể ví von như đánh giá tiến bộ học tập của một học sinh từ 1 điểm lên 6 điểm thì gọi là rất nhanh; còn một học sinh khác tiến bộ từ 8 điểm lên 9 điểm thì gọi là chậm, trong khi 2 mức tiến bộ, về bản chất là hoàn toàn khác nhau".

Việc DN cứ đổ tất cả cho LTT là không hoàn toàn chính xác. Theo bà Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn, tác động đến DN không chỉ là LTT mà còn rất nhiều khoản khác mà DN không kêu vào đâu được. Đó là các khoản thuế, phí, thủ tục, khoản đóng BHXH tăng, đặc biệt là nhiều khoản "bôi trơn" mà DN không hạch toán được.

Tiếp cận dưới góc độ của chuỗi cung ứng toàn cầu, bà Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Lao động, nêu một thực tế LTT không tác động tới toàn bộ DN mà chỉ ảnh hưởng đến những DN đặc thù gia công. Điển hình như chuỗi cung ứng ngành may mặc tại Việt Nam, các DN cung ứng cấp 1 và cấp 2 có biên lợi nhuận hoàn toàn khác nhau. Các nhà cung ứng cấp 1 (gồm những công ty thuộc các quốc gia Đông Á) có thể quyết định nguyên vật liệu và thương lượng với các nhãn hiệu uy tín trên thế giới. Trong khi đó, các DN cung ứng cấp 2 (cung ứng cho các DN cấp 1) hầu hết là DN Việt Nam, cung ứng thuần túy sức lao động là chính với biên lợi nhuận thấp hơn rất nhiều so với các nhãn hiệu và DN cung ứng cấp 1.

"Như vậy, việc tăng lương rõ ràng tác động vào các DN cung ứng cấp 2, trong khi các nhãn hiệu và DN cung ứng cấp 1 không hề hấn gì. Đáng nói là các nhãn hiệu lại đặt ra quy chuẩn CSR (trách nhiệm xã hội với NLĐ) đối với các DN cung ứng. Việc này làm tăng chi phí, cộng áp lực tăng lương càng làm các DN cấp 2 lao đao, phải giảm lao động, cắt bớt phúc lợi, trợ cấp của NLĐ trong khi lợi nhuận của các nhãn hiệu lớn, các nhà cung ứng cấp 1 không sứt mẻ gì từ tăng LTT" - bà Chi phân tích. 

Mở rộng phạm vi thương lượng

Theo bà Phạm Thị Thu Lan, việc thực hiện LTT cũng có nhiều hạn chế khi kéo giảm mức lương của NLĐ xuống dưới mức thấp hơn mức lẽ ra họ phải được hưởng. Do đó, căn cơ hơn cả là phải nâng cao năng lực thương lượng tập thể với cả NLĐ và Công đoàn. Còn theo GS Trần Bích Ngọc, ĐH bang California (Mỹ), cùng với thách thức của các chuỗi cung ứng toàn cầu trong việc bảo đảm quyền lợi NLĐ, việc thương lượng cần phải được mở rộng phạm vi đàm phán theo ngành; ở các tổ chức cao hơn DN, vươn ra tầm quốc tế với các nhãn hiệu, thậm chí liên hệ với cả trách nhiệm người tiêu dùng sản phẩm sau cùng… "Nếu chỉ loanh quanh giữa các công ty, các nhóm trong nước sẽ không thể giải quyết tận gốc vấn đề" - GS Ngọc nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo