Thu nhập bấp bênh nên họ phải làm thêm giờ, điều này dẫn đến sức khỏe suy kiệt, bệnh tật thường xuyên... Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần cho đối tượng này. Đơn cử như bữa ăn giữa ca của người lao động (NLĐ) còn đơn điệu, không bảo đảm dinh dưỡng. Vắt kiệt sức để mưu sinh và không được chăm lo tốt thì làm sao LĐN đủ sức làm việc đến tuổi nghỉ hưu?
Những nghề nặng nhọc, độc hại nên để lao động nữ nghỉ hưu đúng tuổi, thậm chí sớm hơn Ảnh: HỒNG ĐÀO
Trong Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của NLĐ. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của LĐN tăng từ 55 lên 60 tuổi, nam tăng từ 60 lên 62 tuổi. Như chúng ta đã biết, ngoài công việc, LĐN còn phải làm nghĩa vụ của người vợ, người mẹ, điều đó cho thấy cuộc sống của họ phải chịu áp lực khá nhiều. Vì thế, tôi đề xuất các nhà làm luật, Quốc hội quan tâm hơn đến chính sách an sinh xã hội cho đối tượng này. Nếu tăng tuổi hưu thì phải xem xét đặc thù ngành nghề. Dự thảo Bộ Luật Lao động nên tính toán cho phép người làm công việc đặc biệt, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có quyền được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn. Chính phủ nên giao 2 bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế xác định đâu là ngành nghề bị suy giảm khả năng lao động, đâu là ngành nghề bị tác động bởi yếu tố điều kiện lao động, ảnh hưởng sức khỏe mà không thể kéo dài thêm thời gian lao động. Tăng tuổi nghỉ hưu cũng cần có lộ trình, tránh gây sốc cho NLĐ.
Bình luận (0)