Theo đó, những năm học trước (2013-2015) do thiếu giáo viên (GV) một số môn ở các trường, trong đó có Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, nên hiệu trưởng đề nghị bổ sung. Căn cứ đề nghị này, UBND huyện đã ban hành quyết định về việc ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) với GV và giao hiệu trưởng chịu trách nhiệm ký HĐLĐ theo quy định. Kinh phí trả lương do nhà trường tự cân đối ngân sách được giao.
Đến đầu năm 2017, ngân sách không bảo đảm trả lương, phụ cấp và đóng bảo hiểm cho GV hợp đồng nên ngày 21-1-2017, hiệu trưởng nhà trường đã mời 14 GV hợp đồng để thỏa thuận lại HĐLĐ. Trong đó có 9 GV đồng ý ký lại HĐLĐ, giảng dạy từ 4-5 tiết/tuần với tiền công 1,874 triệu đồng (bao gồm các loại bảo hiểm) đối với GV trình độ cao đẳng; 1,975 triệu đồng (bao gồm các loại bảo hiểm) với GV trình độ đại học. Riêng 5 GV mà Báo Người Lao Động phản ánh không đồng ý ký lại HĐLĐ với nội dung nhà trường đưa ra. Do việc thỏa thuận bất thành nên không tiếp tục bố trí giảng dạy cho 5 GV này tại trường. UBND huyện đang tiếp tục giải quyết theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với số GV hợp đồng dôi dư.
Trao đổi thêm với phóng viên, bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk, cho biết huyện có khoảng 600 GV hợp đồng. Theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, huyện đang tiến hành các bước thủ tục để chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật với số GV này.
Bình luận (0)