xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hết lòng vì cộng đồng

Bài và ảnh: HỒNG ĐÀO

Mẫn cán trong công việc và hết lòng với người nghèo, chị Nguyễn Thị Huyền Trân trở thành một điểm sáng trong cuộc vận động “Người tốt, việc tốt”

Lọt thỏm giữa hàng trăm phần quà được gói ghém kỹ lưỡng, chị Nguyễn Thị Huyền Trân, Phó Ban Quản lý chợ Nguyễn Tri Phương (quận 10, TP HCM), luôn miệng giục bà con tiểu thương hoàn tất những phần việc cuối cùng cho chuyến đi xa. Sắp tới, ban quản lý chợ sẽ tổ chức cho tiểu thương về nguồn tại núi Minh Đạm nên phải chuẩn bị từ lúc này. Các khâu phải được tổ chức chu đáo, như vậy chuyến đi mới có ý nghĩa. Hoạt bát và khéo léo trong công tác dân vận, chị Trân là một trong 54 gương cán bộ, đoàn viên, CNVC-LĐ tiêu biểu vừa được LĐLĐ TP HCM tuyên dương gương “Người tốt, việc tốt”.

Lan tỏa yêu thương

Dù mới gắn bó với chợ Nguyễn Tri Phương từ năm 2015 nhưng chị Trân đã được nhiều tiểu thương biết đến không chỉ bởi tinh thần trách nhiệm trong công việc mà còn ở tính xốc vác, đặc biệt là hoạt động từ thiện. “Thời gian đầu làm việc ở chợ, cái gì cũng lạ lẫm với tôi. Thế nhưng, nhờ thường xuyên tiếp xúc bà con tiểu thương nên tôi biết họ mong muốn điều gì, từ đó nghĩ ra cách thức vận động phù hợp” - chị Trân tiết lộ.


Chị Nguyễn Thị Huyền Trân (bìa phải) kiểm tra một điểm kinh doanh rau sạch

Chị Nguyễn Thị Huyền Trân (bìa phải) kiểm tra một điểm kinh doanh rau sạch

Chợ Nguyễn Tri Phương vốn có truyền thống làm từ thiện. Năm nào cũng vậy, tiểu thương đều tự nguyện góp tiền xây cầu, làm giếng, tặng nhà cho người nghèo ở các tỉnh miền Tây và Tây Nguyên. Năm năm nay, do tình hình kinh doanh không thuận lợi nên các chuyến đi từ thiện ngày càng thưa dần nhưng tấm lòng với người nghèo của bà con tiểu thương vẫn không thay đổi. Từ thực tế đó, chị Trân gợi ý bà con làm từ thiện ngay nơi buôn bán và đó cũng là lý do Tổ Từ thiện xã hội ở chợ ra đời.

Với 11 thành viên làm nòng cốt, đều đặn vào ngày 25 hằng tháng, tổ nấu một bữa cơm từ thiện 220-250 suất ăn cho người già neo đơn, trẻ mồ côi, tàn tật trên địa bàn. Thực đơn được thay đổi thường xuyên với các món ăn truyền thống như bánh canh, nuôi, bún xào, mì xào…

Để hoạt động này lan tỏa, chị Trân tự tay thảo lời kêu gọi và phát trên hệ thống loa của chợ. Tiểu thương, kể cả khách hàng đến chợ mua sắm, của ít lòng nhiều đã đóng góp giúp đỡ người nghèo. Cứ thế, gom góp, chắt chiu, bữa cơm từ thiện của tổ đã làm được gần 1 năm.

Nhạy bén, khéo léo

Công việc quản lý chợ với chị Trân là trải nghiệm thú vị nhưng cũng đầy thách thức. “Xây dựng mô hình riêng biệt cho chợ là ấp ủ của tất thảy thành viên ban quản lý. Người quản lý phải biết đặt mình vào vai trò của người tiêu dùng, người mẹ, người vợ thì mới có thể nghĩ ra cách thức tạo nên thương hiệu riêng cho chợ” - chị bày tỏ.

Biết lo lắng nhất hiện nay của các gia đình là bữa ăn an toàn, bảo đảm sức khỏe, chị Trân nảy sinh ý tưởng hình thành những điểm kinh doanh rau sạch ngay tại chợ Nguyễn Tri Phương. Khi chị bộc bạch điều này với tiểu thương, không ít người đã phản ứng vì trước nay họ đã quen với việc bán đồ đồng, nếu thay đổi mô hình kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến doanh thu.

Hiểu được tâm lý ấy của bà con, chị Trân kiên trì thuyết phục theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” và cuối cùng tiểu thương cũng đồng thuận. Thuyết phục tiểu thương xong, chị cùng các thành viên ban quản lý chợ lặn lội lên tận huyện Củ Chi để tìm hiểu mô hình trồng rau sạch của các nhà vườn và hợp tác xã, đồng thời mời họ đến tham quan chợ, gặp gỡ tiểu thương. Để có được nguồn hàng ổn định cung cấp cho tiểu thương là cả một quá trình gian nan bởi có lúc, các HTX và nhà vườn “than” chợ đặt hàng quá ít. Đến khi chợ đặt hàng nhiều, họ lại bảo không đủ hàng cung cấp. Quyết tâm thực hiện cho bằng được, cuối cùng, chợ cũng đã chính thức ra mắt điểm kinh doanh rau sạch đầu tiên và đến nay đã có 4 điểm với sức tiêu thụ 120-150 kg rau mỗi ngày.

Thực tế, rau sạch không phải dễ tiêu thụ bởi không để được lâu (không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu) và điều này khiến tiểu thương “khóc ròng”. Đến khi rau sạch bắt đầu hút người bán thì ban quản lý bị tiểu thương bán rau xá khiếu nại. Những lúc ấy, cùng với các thành viên ban quản lý, chị Trân đứng ra giải thích, vận động để bà con hiểu và ủng hộ.

“Kiên trì thực hiện mô hình này, mong muốn của ban quản lý không chỉ dừng lại ở việc thay đổi ý thức kinh doanh của bà con tiểu thương mà còn cung cấp thực phẩm sạch đến tay người tiêu dùng” - chị Trân thổ lộ.

Tiểu thương tin cậy

“Gần gũi, chân thành và quyết đoán nên chị Trân rất được tiểu thương quý trọng. Ai gặp khó khăn gì, chỉ cần gọi một tiếng là chị liền có mặt để hỗ trợ. Kỹ năng dân vận khéo và hết lòng với hoạt động thiện nguyện giúp chị tạo được sự tin cậy, nhận được sự ủng hộ của nhiều người” - chị Nguyễn Thị Gòn, tiểu thương chợ Nguyễn Tri Phương, nhận xét.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo