xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khôi hài vụ án “2 đầu cá hồi” ở Sofitel

Bài và ảnh: Bạch Đằng

Chỉ vì một sơ suất nhỏ của người lao động mà một doanh nghiệp lớn đã thẳng tay trừng trị và đẩy người lao động gắn bó hàng chục năm ra đường

“Nếu muốn lấy cắp thì tôi đã lấy những thứ có giá trị chứ sao lại đi lấy 2 cái đầu cá hồi đã lóc hết thịt và vứt trong thùng rác? Tôi làm việc ở khách sạn Sofitel Saigon Plaza hơn 15 năm chứ đâu phải mới một ngày, một buổi mà lãnh đạo không biết tôi là người như thế nào?”.

Bị đuổi việc vì được cho... rác

Ông Phan Kim Vinh đã rơi nước mắt khi trình bày chuyện của mình. Ông làm việc tại bộ phận an ninh của Khách sạn Sofitel Saigon Plaza (thuộc Công ty TNHH Liên doanh Khách sạn Plaza) từ năm 1998. Theo hồ sơ vụ việc, ngày 6-11-2013, trong ca làm việc, khi đi vệ sinh, ông Vinh tình cờ gặp ông Phan Phi Lắc là nhân viên tạp vụ của khách sạn. Ông Lắc bảo ông Vinh có 2 đầu cá hồi đã lóc hết thịt nhưng còn tươi bị bỏ vào thùng rác và hỏi ông Vinh muốn lấy về thì ông Lắc sẽ nhặt lại và gửi ở căng-tin. Vì nghĩ đây là phần thực phẩm khách sạn bỏ đi sau khi chế biến nên ông Vinh đồng ý.


Ông Phan Kim Vinh trình bày vụ việc với phóng viên Báo Người Lao Động

Ông Phan Kim Vinh trình bày vụ việc với phóng viên Báo Người Lao Động

Hết ca làm việc, vào khoảng 23 giờ, ông Vinh vào căng-tin để lấy, có sự chứng kiến của các nhân viên tại đây. Ra cửa, ông Vinh cũng báo cáo với nhân viên bảo vệ Phạm Vũ Hùng. Mọi việc diễn ra công khai với nhiều người. Tuy nhiên, đến ngày 13-12-2013, ông Vinh bị công ty lập biên bản xử lý kỷ luật sa thải với lý do “có hành vi lấy tài sản (đầu cá hồi) ra khỏi khách sạn mà chưa được trưởng bộ phận hoặc ban giám đốc cho phép”.

“Công ty xử lý kỷ luật tôi như thế là không hợp lý, hợp tình. Trước vụ của tôi, chưa có tiền lệ về việc này. Tôi nghĩ đơn giản đó là phế thải nên muốn mang về cho mấy cháu sinh viên ở cạnh nhà. Hai đầu cá hồi đã bị lóc hết thịt chỉ còn xương, kỳ và lườn, bộ phận bếp không sử dụng và đưa vào phòng “refuse room” (phòng từ chối) để đem bỏ. Đúng là tôi không ý thức được hết hệ lụy của vấn đề nhưng đây là lần đầu tiên. Hơn nữa, tôi hoàn toàn không chủ động lấy đồ mà có người gợi ý cho, giá trị tài sản cũng không đáng để phải đánh đổi danh dự, công việc, thu nhập của mình. Đã lớn tuổi, với quyết định kỷ luật như vậy xem như đời tôi bế tắc, không xin việc ở đâu được nữa” - ông Vinh chua chát.

Án sơ thẩm và phúc thẩm “đá” nhau

Theo nội quy của khách sạn, hình thức kỷ luật sa thải được áp dụng khi nhân viên có hành vi “trộm cắp, tham ô, chiếm giữ bất hợp pháp tài sản của khách sạn hoặc đem tài sản của khách sạn ra khỏi phạm vi khách sạn mà không có văn bản chấp thuận của tổng giám đốc”. Không đồng tình với quyết định sa thải, ông Phan Kim Vinh đã khởi kiện ra TAND quận 1, TP HCM với yêu cầu được nhận trở lại làm việc.

Theo nhận định tại bản án sơ thẩm, hành vi của ông Vinh không phải là trộm cắp vì được thực hiện công khai trước sự chứng kiến của nhiều người. Mặt khác, với 2 đầu cá hồi bị thải bỏ, khách sạn không xác định được giá trị tài sản nên không có căn cứ để nói đây là hành vi “gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của doanh nghiệp” để sa thải. Do đó, TAND quận 1 tuyên hủy quyết định sa thải, buộc Công ty TNHH Liên doanh Khách sạn Plaza phải nhận ông Vinh trở lại làm việc.

Sau khi công ty kháng cáo, tại phiên tòa phúc thẩm ngày 4-9-2015, HĐXX đã tuyên hủy án sơ thẩm, công nhận quyết định sa thải ông Phan Kim Vinh của Công ty TNHH Liên doanh Khách sạn Plaza không trái pháp luật. Cho rằng án phúc thẩm không thỏa đáng, ngày 31-12-2015, ông Vinh đã gửi đơn lên Chánh án TAND Cấp cao tại

TP HCM yêu cầu xem xét kháng nghị theo trình tự Giám đốc thẩm nhằm hủy bản án phúc thẩm của TAND TP HCM và xem xét sửa lại một phần bản án sơ thẩm của TAND quận 1 về nội dung bồi thường thiệt hại cho mình.

Kỷ luật không thỏa đáng

Ông Nguyễn Thu Phong - nguyên bí thư chi bộ, chủ tịch Công đoàn cơ sở, trưởng bộ phận an ninh của khách sạn Sofitel Saigon Plaza trong thời gian xảy ra vụ việc - xác nhận: “Các loại thực phẩm, vật dụng khi vào tới phòng từ chối thì chỉ là để đem thải bỏ. Các thứ khi đưa xuống phòng này thì xe rác sẽ lấy đi hết, dưới sự giám sát của bảo vệ. Nhiều người còn đến thu lượm thực phẩm dư thừa ấy đem về nuôi heo. Vậy nên việc kỷ luật sa thải ông Vinh là quá nặng”.

Hơn thế, theo ông Phong, quy trình xử lý kỷ luật ông Vinh cũng không thỏa đáng. “Tôi là chủ tịch Công đoàn nhưng trong các cuộc họp xử lý vụ việc, tôi không hề được phát biểu ý kiến, mọi việc do ban giám đốc quyết hết. Các cuộc họp này đều được ghi hình đầy đủ. Phó chủ tịch Công đoàn (đồng thời là phó tổng giám đốc công ty) lại tự ký vào biên bản xử lý kỷ luật trong khi tôi không hề ủy nhiệm. Công bằng mà nói trong vụ việc này, chỉ cần nhắc nhở anh Vinh hoặc nặng hơn thì khiển trách là đủ” - ông Phong nhận xét.

Theo luật sư Hồ Trung Hiếu (Văn phòng Luật sư Hồ Trung Hiếu), nội quy lao động của khách sạn Sofitel Saigon Plaza chỉ nêu tài sản chung chung thì không thể xử lý kỷ luật người lao động. Đây là loại quy định mập mờ, không minh bạch và trái với nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động và Bộ Luật Lao động.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo