Theo đó, các cấp CĐ cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục cho đoàn viên, CNVC-LĐ, người sử dụng lao động (NSDLĐ) về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và những kiến thức cần thiết về an toàn thực phẩm; khơi dậy và phát huy tính trung thực, đạo đức kinh doanh của DN và người dân nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, xóa bỏ hành vi gây mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng của đoàn viên, người lao động (NLĐ).
Bên cạnh đó, các cấp CĐ tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 07c/NQ-BCH ngày 25-2-2016, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam (khóa XI) về “Chất lượng bữa ăn giữa ca của NLĐ”, nhằm thiết thực chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; chủ động tham gia với các cơ quan chức năng, NSDLĐ trong việc đảm bảo chất lượng bữa giữa ăn ca đối với NLĐ, trong đó khẳng định sức khỏe của NLĐ phải được đặt lên hàng đầu.
Cán bộ Công đoàn cơ sở giám sát chất lượng bữa ăn giữa ca của công nhân
Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng lưu ý các cấp CĐ tăng cường đối thoại, thương lượng tập thể, giám sát chất lượng bữa ăn ca, an toàn vệ sinh thực phẩm tại DN nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn tính mạng đối với NLĐ; tiến hành khởi kiện đối với DN để xảy ra ngộ độc thực phẩm tập thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của NLĐ. Các DN phải đảm bảo giá trị bữa ăn ca của NLĐ tối thiểu là 15.000 đồng/người/suất…
Ngoài ra, các cấp CĐ phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng ở địa phương tiến hành kiểm tra, giám sát thực hiện Luật An toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm; tập hợp các kiến nghị của đoàn viên, CNVC-LĐ về nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, qua đó có cơ sở kiến nghị các cơ quan chức năng để thanh tra đối với đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bình luận (0)