Có thông tin cho rằng Chính phủ đang xem xét nâng mức đóng BHYT để bù vào khoản quỹ BHYT bị thâm hụt do bị trục lợi, lạm dụng. Vấn đề ở đây là cơ quan quản lý cần tăng cường các biện pháp chấn chỉnh, quản lý, giám sát, xử phạt để khắc phục tình trạng trên chứ không phải do không quản lý được lại bắt DN nghiêm túc và người lao động chân chính phải đóng thêm, nhất là khi Thủ tướng Chính phủ đã từng tuyên bố năm 2017 là năm giảm chi phí cho DN và mức đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp hiện nay đã quá cao…".
Đại diện BHXH Việt Nam trả lời: Hiện nay, cơ quan BHXH đã đưa vào vận hành cổng hệ thống giám định BHYT để kiểm soát việc khám chữa bệnh (KCB) và thanh toán BHYT, qua đó, cơ quan BHXH đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp lạm dụng, trục lợi BHYT. Mặt khác, cơ quan BHXH cũng đã tiến hành thanh tra việc thanh toán chi phí KCB tại các địa phương, đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng kiên quyết xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, ngày 29-10-2015, liên bộ Y tế - Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Giá dịch vụ KCB BHYT được tính đúng, tính đủ, trong đó có cả chi phí trực tiếp, chi phí phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật và chi phí tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ… dẫn đến quỹ BHYT phải chi trả cho bệnh nhân lớn, trong khi mức đóng BHYT hiện tại đang thấp hơn so với các nước trong khu vực nên không thể giảm mức đóng BHYT trong thời điểm hiện nay. Hơn nữa, việc nâng mức đóng BHYT thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Bình luận (0)