Tại trung tâm số 1 do ông Bùi Văn Cường, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, điều hành, các đại biểu tập trung thảo luận với chủ đề "Xây dựng tổ chức Công đoàn (CĐ vững mạnh, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh".
Phát biểu đề dẫn, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bùi Văn Cường khẳng định việc xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh, tích cực tham gia xây dựng đảng, xây dựng chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh, là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của tổ chức CĐ trong thời gian qua và trong 5 năm tới.
Ông Bùi Văn Cường, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam điều hành thảo luận với chủ đề "Xây dựng tổ chức Công đoàn (CĐ vững mạnh, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh".
Ông Bùi Văn Cường chia sẻ việc đại hội chia 12 trung tâm thảo luận nhằm tập hợp trí tuệ, tâm huyết của đội ngũ cán bộ vào các văn kiện đại hội. Các ý kiến đóng góp phải đánh giá đúng thực trạng, tình hình, nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp, biện pháp khả thi để các cấp CĐ tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động CĐ trong nhiệm kỳ 2018 - 2023; tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức, xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh, góp phần xây dựng đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh. Đây là chủ đề lớn, có tính chất then chốt, quan trọng trong nhiệm kỳ 2018-2023.
Ông Cường lưu ý các đại biểu tập trung tham gia ý kiến về các vấn đề: giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát triển, quản lý và chăm lo lợi ích cho đoàn viên; giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp CĐ; công tác cán bộ và vai trò của CĐ tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhân dân. "Đề nghị đại biểu đề xuất các giải pháp thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh; công tác bồi dưỡng, giới thiệu cán bộ, đoàn viên CĐ ưu tú để Đảng xem xét, bồi dưỡng và kết nạp Đảng và cả việc CĐ giới thiệu, bồi dưỡng cán bộ để bổ sung đội ngũ cán bộ của Đảng và hệ thống chính trị"- ông Cường nhấn mạnh.
Trình bày tham luận "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp đoàn, góp phần tập hợp thu hút người lao động khu vực phi chính thức tham gia tổ chức CĐông Trần Quang Tòa, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, việc cần thiết phải có nghiệp đoàn là một xu thế tất yếu khách quan trong hướng phát triển kinh tế khu vực phi chính thức, nâng cao hỗ trợ người lao động trong vấn đề việc làm, giảm thiểu các hậu quả trước thiên tai và nhân tai, tập hợp sức mạnh của lao động cùng tương trợ, bảo vệ, giúp đỡ lẫn nhau khi hành nghề.
Các mô hình nghiệp đoàn từ khi hình thành đến nay từ nghiệp đoàn xe ôm, taxi, nghiệp đoàn nghề cá…., đã có nhiều bước chuyển, ổn định dần về quy mô tổ chức, được người dân sử dụng dịch vụ mang theo sự tin tưởng, qua đó thu nhập của đoàn viên cũng dần tăng lên, đoàn viên được trang bị kiến thức pháp luật, tham gia, góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội trên địa bàn.
Bên cạnh sự phát triển của nghiệp đoàn thì vẫn còn những hạn chế như: Với đặc thù công việc nên việc triển khai hội họp của nghiệp đoàn chưa thường xuyên, trình độ của đoàn viên nghiệp đoàn không cao, dễ bị lôi kéo, kích động khi có điểm nóng, còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ công tác công đoàn và kiến thức về pháp luật lao động, đối tượng lao động, đoàn viên trong các nghiệp đoàn không ổn định… Do đó, việc đặt ra vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp đoàn là rất cần thiết, để có các biện pháp phù hợp cho giai đoạn hiện nay.
Tại Trung tâm số 8, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải điều hành thảo luận với chủ đề "Giải pháp cải cách hành chính trong tổ chức CĐ Việt Nam đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới".
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải, thảo luận về chủ đề "Giải pháp cải cách hành chính trong tổ chức CĐ Việt Nam đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới"
Tham luận về giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội của cán bộ CĐ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành; đề cao vai trò trách nhiệm người đứng đầu mỗi cấp CĐ, PGS-TS Phạm Thanh Bình, Uỷ viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch CĐ Y tế Việt Nam, khẳng định để cho gần 500.000 đoàn viên CĐ, người lao động ngành y tế đang ngày đêm phục vụ sức khỏe của hơn 95 triệu người dân được yên tâm công tác, phải nói đến vai trò hết sức quan trọng để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của tổ chức CĐ các cấp ngành Y tế. Nhìn chung số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ CĐ y tế các cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có phẩm chất đạo, có ý thức tổ chức kỷ luật.
Tuy nhiên bà Bình cho rằng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế thị trường như vũ bão, thúc đẩy sự thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế xã hội và đời sống, thì năng lực cán bộ CĐ y tế các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu để thích nghi với sự thay đổi trên. Nhiều cán bộ công đoàn vẫn còn tư tưởng bao cấp, ỷ lại, chưa năng động trong triển khai thực hiện các hoạt động phong trào.
Theo các đại biểu, năng lực cán bộ CĐ các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu để thích nghi với sự thay đổi
Còn có tình trạng vai trò điều hành chỉ đạo của người đứng đầu các cấp CĐ y tế chưa đủ năng lực, uy tín để phối hợp với chính quyền và đoàn kết tập thể đoàn viên CĐ. Các hoạt động của tổ chức CĐ chưa ngang tầm với nhiệm vụ và chức năng của tổ chức CĐ nên chưa tập hợp, khơi dậy được sự tham gia đông đảo của đoàn viên. Do đó, nhiều tổ chức CĐ chưa thực sự tạo được sự ủng hộ của chính quyền.
Nhiều ý kiến đề xuất nâng cao vai trò và hiệu quả của công tác giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của tổ chức CĐ
Để nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ CĐ, đáp ứng với yêu cầu thách thức của thời kỳ hội nhập quốc tế và triển khai Nghị quyết XII CĐ Việt Nam, cần thực hiện những giải pháp, như: tổ chức các hình thức sinh hoạt chính trị phong phú tại đơn vị như: tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề, thường xuyên trao đổi để tăng cường sức chiến đấu, chống lại sức ỳ, chống lại mất đoàn kết nội bộ trong tổ chức CĐ. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành, vai trò trách nhiệm người đứng đầu mỗi cấp CĐ.
"Bản thân người đứng đầu các cấp CĐ phải gương mẫu, xây dựng và thực hiện nghiêm các quy định nội bộ của cơ quan, đơn vị. Xử lý công bằng, công khai, minh bạch để làm gương cho các cán bộ công đoàn thực hiện. Xây dựng và hoàn thiện quy chế đánh giá cán bộ CĐ theo hướng công khai, dân chủ, có sự tham gia giám sát của đoàn viên, NLĐ"- Chủ tịch CĐ Y tế bày tỏ đồng thời cho rằng phải cách hệ thống tiền lương và có chế độ chính sách đãi ngộ cho cán bộ công đoàn đảm bảo các điều kiện thiết yếu và nhu cầu cơ bản cho cuộc sống bản thân và gia đình để họ nhiệt huyết, tận tụy với công tác CĐ.
Tại trung tâm thảo luận số 5 về chủ đề “CĐ tham gia xây dựng, giám sát việc thực hiện và phản biện chính sách, pháp luật”, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến và đưa ra những đề xuất, kiến nghị để nâng cao vai trò và hiệu quả của công tác giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của tổ chức CĐ các cấp và tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người lao động.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu và Chủ tịch LĐLĐ TP Trần Thị Diệu Thúy, điều hành thảo luận tại trung tâm số 5
Đại biểu Kiều Minh Sinh, Phó trưởng ban phụ trách công tác Chính sách – Pháp luật LĐLĐ tỉnh Đồng Nai cho biết các văn bản pháp luật chưa đồng bộ dẫn đến việc khởi kiện BHXH và kinh phí CĐ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến người lao động bị thiệt thòi. “Theo tôi, Tổng LĐLĐ Việt Nam phải quyết liệt hơn trong việc tham mưu, đóng góp ý kiến nhắm hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động để CĐ làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ NLĐ. Riêng về kinh phí CĐ, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần quy định cụ thể chủ sở hữu của kinh phí CĐ để trên cơ sở đó, nếu doanh nghiệp không đóng kinh phí thì CĐ cấp nào thu thì sẽ có quyền và trách nhiệm khởi kiện chứ không thể giao hết cho CĐ cơ sở. Mặt khác, CĐ cần có cơ chế mới, đột phá để đẩy mạnh công tác khởi kiện và xây dựng đội ngũ luật sư CĐ để sẵn sàng trong các tình huống khởi kiện ra tòa”-ông Sinh nhấn mạnh.
Các văn bản pháp luật chưa đồng bộ dẫn đến việc khởi kiện BHXH và kinh phí CĐ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến người lao động bị thiệt thòi.
Bình luận (0)