xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm lại cuộc đời

Bài và ảnh: GIANG NAM

Giữa núi rừng hoang vắng, một cơ sở với đầy đủ cơ sở vật chất như một thành phố thu nhỏ là nơi hàng ngàn con người đang quyết tâm làm lại cuộc đời sau vết trượt mang tên ma túy

Chúng tôi đến thăm Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 (trực thuộc Lực lượng TNXP TP HCM) vào đúng dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập đơn vị. Hàng chục hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể thao thiết thực chào mừng cột mốc thời gian quan trọng này đã được các học viên nơi đây hưởng ứng sôi nổi.

Quay đầu là bờ

Ông Trương Văn Hậu, Giám đốc cơ sở, cho biết tiền thân là Trường Giáo dục Đào tạo và Giải quyết việc làm số 2, từ tháng 8-2017 đổi thành Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 đóng chân tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Trong 25 năm hoạt động, cơ sở này đã giúp cho hơn 30.000 lượt học viên thoát khỏi cảnh nghiện ngập, đào tạo nghề và giải quyết việc làm hoàn toàn miễn phí, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng.

Chúng tôi gặp Phạm Văn Ba (43 tuổi, TP HCM) khi anh đang cùng các học viên khác sắp xếp những hàng ghế ngay ngắn chuẩn bị cho đêm hội diễn văn nghệ. Anh cho biết đã lên cơ sở được gần 1 năm và chỉ còn một tháng nữa là anh được cho về hòa nhập vào cộng đồng. "Ở đây chúng tôi được chăm sóc chu đáo, từ bữa ăn đến giấc ngủ. Ăn thì nói thật với anh là sướng hơn ở nhà, ngủ thì đúng giờ giấc như trong quân đội. Các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí nói chung là không thiếu gì. Chỉ buồn nhất là nhớ nhà, nhớ gia đình thôi. Nhưng xác định mình lầm lỡ rồi, giờ có cơ hội làm lại mình phải cố gắng. Gia đình, vợ con đang mong ngóng tôi về từng ngày, họ luôn cho tôi động lực để tôi quyết tâm làm lại cuộc đời. Tôi đang học vi tính để nâng cao trình độ và có thể tìm việc làm khi về nhà" - anh Ba chia sẻ.

Làm lại cuộc đời - Ảnh 1.

Học viên của cơ sở trong giờ lao động

Trước khi lên cơ sở để cai nghiện ma túy, Ba là một bác sĩ nhãn khoa của một bệnh viện mắt khá lớn ở TP HCM. Công việc và cuộc sống của Ba rất êm ấm cho đến khi anh sa vào con đường nghiện ngập. Ba kể do ham chơi với nhóm bạn, không làm chủ được bản thân nên thử một lần rồi nghiện lúc nào không hay. Dính dáng đến cái chết trắng nên Ba buộc phải cai nghiện là 18 tháng. Nhờ ý chí cầu tiến và quyết tâm cai nghiện nên Ba rút ngắn thời gian được 3 tháng. Đây là mức cao nhất dành cho học viên xuất sắc theo chính sách của cơ sở.

Khác với Ba, vướng vào ma túy khi đã có một sự nghiệp vững chắc, Lê Văn Thanh (22 tuổi, TP HCM) phải đi cai nghiện trước khi ra trường. Đáng lẽ giờ này Thanh đã là một kỹ sư tin học nhưng hiện tại Thanh là học viên cai nghiện ma túy. "Tôi đam mê tin học và dự định sau khi tốt nghiệp sẽ kiếm suất đi thực tập ở nước ngoài để nâng cao trình độ. Tôi từng mong ước lập trình các phần mềm quản lý nông sản sau thu hoạch nhưng giờ thì dở dang rồi. Lên đây, nhờ được các thầy chỉ bảo, tôi cảm thấy chuỗi ngày mê muội với cái chết trắng thật vô bổ. Giờ tôi đã bình tâm trở lại, khỏe mạnh và sáng suốt hẳn ra. Tôi quyết tâm làm lại cuộc đời và tiếp tục theo đuổi ước mơ dang dở của mình" - Thanh bày tỏ.

Ấm áp tình thầy trò

Để quản lý, giáo dục cho hơn 1.300 học viên hiện đang cai nghiện tại đây, cơ sở cai nghiện ma túy số 2 cần tới gần 170 cán bộ, công nhân viên. Tất cả cán bộ ở đây đều được học viên gọi là thầy, cô như một ngôi trường thực thụ.

15 năm gắn bó với cơ sở này, anh Phạm Viết Sơn được học viên coi như người cha, người anh, người thầy của họ. Anh cho biết ở đây thầy trò coi nhau như anh em một nhà. Ban giám đốc cũng như các cấp quản lý đội nhóm đều là người một nhà, đều là những tấm gương sáng nên các học viên đều thực hiện nghiêm túc "gia quy".

Sơn kể, tốt nghiệp cử nhân lịch sử ĐH Đà Lạt năm 2003, được bạn bè giới thiệu có một cơ sở như thế cần những người tâm huyết có trình độ để giáo dục các em nên Sơn ứng tuyển. Ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ bởi các "học sinh" của mình có nhiều "xuất xứ" khác nhau và rất phức tạp. Tuy nhiên, với cái tâm của một người luôn muốn mang lại điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống, Sơn nhận ra sự thú vị trong công việc và gắn bó luôn với nghề.

Hằng ngày, Sơn cùng các cán bộ trong đội tổ chức các lớp học, chăm lo đời sống, giáo dục các học viên để họ nhận ra tác hại ghê gớm của ma túy, nhận ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống, tiếp thêm sức mạnh cho họ để họ quyết tâm bỏ hẳn, không tái nghiện. "Điều quan trọng nhất là phải nắm rõ hoàn cảnh của từng học viên, phát hiện cũng như khơi gợi tiềm năng vốn có của họ để hiểu, chia sẻ và giúp học viên biết được bản thân có giá trị như thế nào. Đã vào đây thì chắc chắn các học viên đã ít nhiều có khiếm khuyết về văn hóa, nhân cách nhưng họ vẫn là những con người sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội nếu từ bỏ được ma túy". Theo anh Sơn, học viên cần sự cảm thông, chia sẻ cho những lỗi lầm mà họ đã mắc phải trong quá khứ. Do vậy, việc tạo sự gắn kết giữa cán bộ và học viên sẽ giúp họ xóa bỏ những suy nghĩ tiêu cực và tiếp thêm động lực để họ vững tin hơn vào tương lai. 

Phạm Viết Sơn nói vui với chúng tôi rằng công việc của anh như một "diễn viên" bởi phải đóng rất nhiều vai khác nhau. Phải làm sao cho học viên tìm thấy được sự đồng cảm từ người cán bộ, từ đó họ mới rèn luyện, phấn đấu để tìm lại chính mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo