xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Lương hưu không thể thấp dưới lương tối thiểu”

TẤT THẢO (Báo Lao Động) thực hiện

Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học - Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) ủng hộ tăng lương hưu đạt được mức lương tối thiểu nhưng cần loại trừ những người có số năm đóng bảo hiểm xã hội quá thấp.

Liên quan đến câu chuyện điều chỉnh lương hưu được dư luận quan tâm thời gian qua, phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học - Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Bà Hương khẳng định: "Lương hưu không thể thấp dưới lương tối thiểu" .

“Lương hưu không thể thấp dưới lương tối thiểu” - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học - Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Đời sống khó khăn của người lương hưu thấp

Thưa bà, nhiều bạn đọc của Báo Lao Động có đề xuất là nên tăng cho những người có mức lương hưu thấp đạt được mức "lương hưu tối thiểu". Ý kiến của bà như nào về đề xuất này?

- Tôi đồng tình với việc tăng lên mức tiền lương tối thiểu cho những người có lương hưu thấp. Lương hưu hiện nay không gắn với lương tối thiểu vùng là không đúng. Những người về hưu rồi thì phải được trên mức lương tối thiểu vùng, chứ không thể dưới mức lương tối thiểu vùng được. Tuy nhiên, trong thực tế, có những trường hợp về hưu sớm hoặc có số thời gian làm việc ít nên có lương hưu thấp. Đối với trường hợp này, theo tôi vẫn phải đảm bảo cho họ đạt mức lương tối thiểu, vì nếu mức sống của người về hưu thấp hơn mức sống tối thiểu thì nhà nước có trách nhiệm phải bù.

Tôi ủng hộ tăng lương hưu đạt được mức lương tối thiểu nhưng cần loại trừ những người có số năm đóng bảo hiểm xã hội quá thấp. Những trường hợp này, nếu nghèo thì có thể hưởng trợ cấp xã hội.

Đối với những người về hưu trước năm 1995, do không tính về số năm đóng bảo hiểm xã hội mà phụ thuộc vào mức lương khi về hưu, nên có khả năng là nhiều người có mức lương hưu quá thấp. Hưu trí phụ thuộc vào số năm tham gia hệ thống; mức lương trước khi về hưu. Vì vậy, những trường hợp này muốn điều chỉnh để vượt qua mức sống tối thiểu thì cần xem xét về số năm tham gia bảo hiểm; nếu không tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì xem số năm công tác, rồi từ đó có sự hỗ trợ điều chỉnh mức lương hưu cho họ, đảm bảo ở góc độ an sinh xã hội.

"Nên điều chỉnh theo giá trị tuyệt đối"

Nhiều ý kiến của bạn đọc cho rằng không nên tăng lương hưu theo tỉ lệ % mà nên tăng theo giá trị tuyệt đối. Ý kiến của bà ra sao?

- Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng. Phương pháp tăng theo tỉ lệ % thì đơn giản, dễ hiểu; tôn vinh những đóng góp trong quá khứ (tham gia nhiều, đóng nhiều thì sẽ được điều chỉnh tăng nhiều hơn). Nếu tăng theo giá trị tuyệt đối thì có ưu điểm: Khi điều chỉnh lên thì mọi người đều được mức lương hưu trên mức tối thiểu, tạo một mặt bằng trên mức tối thiểu. Nhưng mặt chưa được là chưa khuyến khích người tham gia bảo hiểm xã hội, vì tiền lương có chức năng nữa là đền bù và tri ân. Hơn nữa, tăng theo giá trị tuyệt đối thì tính toán hơi khó, ngoài ra có thể gây ra tâm lý tiêu cực: "Tại sao người ta ít thì được điều chỉnh nhiều; tôi nhiều thì được điều chỉnh ít".

“Lương hưu không thể thấp dưới lương tối thiểu” - Ảnh 2.

Nhân viên Bưu điện Hà Nội thực hiện chi trả lương hưu. Ảnh: Hà Anh

Tôi cho rằng, về lâu dài nên thực hiện là đối với những người về hưu với mức lương hưu quá thấp thì được bù một chút. Nếu bù thì có 2 cách để thực hiện: Tính theo tỉ lệ của mức lương hưu; hoặc tính theo mức sống tối thiểu để bù.

Tăng lương hưu có ý nghĩa bù chi phí trượt giá; điều chỉnh tăng theo chiều tăng của mức sống và tăng trưởng kinh tế. Những người sau khi điều chỉnh rồi mà vẫn thấp hơn mức sống tối thiểu thì có thể áp dụng tăng nhanh hơn hoặc bù cho người ta theo giá trị tuyệt đối để đạt được mức lương hưu tối thiểu.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất 2 phương án điều chỉnh lương hưu, trợ cấp xã hội là từ 1.7.2021 (tăng 10%) hoặc từ 1.1.2022 (tăng 15%). Bà ủng hộ phương án nào?

- Tôi không đồng tình với cả 2 phương án trên. Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhiều người lao động bị mất việc làm. Trong khi đó, những người về hưu tuy có bị ảnh hưởng nhưng không nhiều.

Bên cạnh đó liên quan đến quỹ bảo hiểm xã hội. Thời gian qua có những chính sách như giảm phần đóng của doanh nghiệp, cho nợ đóng… nên bản thân quỹ cũng mỏng. Theo nguyên lý của an sinh là đồng cam cộng khổ, hiện cần phải ưu tiên hỗ trợ cho nhóm NLĐ mất việc.

Tôi cho rằng thời điểm điều chỉnh vào tháng 7-2021 hay tháng 1-2022 đều là quá sớm. Tôi ủng hộ phương án điều chỉnh vào tháng 7-2022, tỉ lệ như nào thì lúc đó sẽ tính tuỳ vào tình hình thời điểm đó.



Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo