xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lương hưu phải tiệm cận mức sống tối thiểu

Bài và ảnh: THANH NGA

Người lao động mong muốn lương hưu có thể đáp ứng những nhu cầu tối thiểu để an tâm khi về già

Từng đắn đo giữa hai lựa chọn: nhận bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) 12 tháng sau đó rút BHXH một lần và đóng tiếp BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu nhưng cuối cùng bà Trần Thị Nga, công nhân Công ty TNHH Ampfield Việt Nam (KCN Tân Bình, TP HCM), đã chọn lương hưu để an tâm dưỡng già.

Lo lương hưu thấp

Ở tuổi 57, bà Nga luôn mong muốn được làm việc đến lúc đủ điều kiện hưởng lương hưu. Thế nhưng, đầu năm 2023, trong lúc làm việc, bà bị tai biến phải nhập viện. Sau thời gian điều trị, do sức khỏe giảm sút nên bà xin nghỉ. Thời điểm ấy, bà mới tham gia BHXH được 18 năm 3 tháng, chưa đủ số năm tối thiểu (20 năm) để hưởng lương hưu. Lúc ấy, bà được Công đoàn cơ sở và cơ quan BHXH tư vấn 2 lựa chọn: Rút BHXH một lần hay đóng tiếp BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu.

Lương hưu phải tiệm cận mức sống tối thiểu - Ảnh 1.

Lao động lớn tuổi mong muốn có lương hưu đủ sống

Bà Nga cho biết nếu bà chọn phương án hưởng BHTN và rút BHXH một lần thì số tiền bà nhận được khoảng 190 triệu đồng, trong khi đó nếu đóng tiếp để lãnh lương hưu thì bà cần đóng thêm 25 triệu đồng và mức lương hưu nhận được là 2 triệu đồng/tháng. "Tôi cũng muốn làm việc thêm vài năm để có mức lương hưu khá hơn nhưng vì lý do sức khỏe, nên chỉ có thể hưởng ở mức tối thiểu (45%). Mức lương hưu 2 triệu đồng/tháng rõ ràng là không thể đủ sống nhưng tôi không phải lo BHYT cùng nhiều vấn đề khác".

Không riêng gì bà Nga, nhiều người lao động (NLĐ) lớn tuổi khi tham gia BHXH đều mong muốn được nhận lương hưu nhưng vì mức lương hưu còn thấp khiến họ đắn đo. Bà V.T.S - quản lý tại một công ty may mặc trên địa bàn quận Tân Phú, TP HCM - cho biết thu nhập của bà hiện hơn 10 triệu đồng/tháng và tham gia BHXH hơn 19 năm. Hiện công ty đóng BHXH cho bà trên nền lương cơ bản là 10 triệu đồng.

Khi nghiên cứu dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) về nội dung giảm số năm đóng tối thiểu để hưởng lương hưu xuống còn 15 năm cùng 2 phương án rút BHXH một lần, bà V.T.S rất băn khoăn nên rút BHXH một lần hay cố gắng làm việc thêm 6 năm để hưởng lương hưu. "Không muốn sau này phải trở thành gánh nặng cho con nên tôi xác định sẽ tiếp tục tham gia BHXH để có lương hưu. Tuy nhiên, nếu đóng đến lúc đủ tuổi hưu thì tỉ lệ lương hưu của tôi chỉ đạt 57%. Vì vậy, tôi mong Quốc hội sẽ có điều chỉnh về cách tính lương hưu hoặc tăng thêm chính sách an sinh để NLĐ không còn phải đắn đo nên rút BHXH một lần hay hưởng lương hưu" - bà S. bày tỏ.

Xem lại mức đóng, cách tính lương hưu

Tại các buổi góp ý dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) mới đây, nhiều đại biểu cho rằng lương hưu thấp là nguyên nhân khiến NLĐ không mặn mà.

Phân tích lý do lương hưu của NLĐ làm việc tại các doanh nghiệp (DN) ngoài nhà nước thấp, không bảo đảm cuộc sống khi về già, các đại biểu cho rằng cần phải xem lại mức đóng và cách tính lương hưu, đồng thời gia tăng các quyền lợi khi về hưu cho những NLĐ tham gia BHXH từ 30 năm với nữ và 35 năm với nam trở lên để khuyến khích họ đóng BHXH càng lâu càng tốt.

Ông Trần Anh Kiệt, đại diện Công ty TNHH Hitachi Zosen Việt Nam (quận 1, TP HCM), cho rằng đã đến lúc phải quan tâm hơn về mức tiền lương đóng BHXH. Ông Kiệt nêu thực tế hiện nhiều DN vẫn sử dụng 2 bảng lương, một bảng lương chi trả cho NLĐ và một để làm căn cứ đóng BHXH mà bảng lương này thường chỉ bằng hoặc nhỉnh hơn lương tối thiểu vùng một chút sau khi đã cộng 5% phụ cấp độc hại và 7% dành cho NLĐ đã được đào tạo nghề.

Do đó, dù có đóng 35 năm để đạt tỉ lệ lương hưu tối đa 75% thì mức lương hưu NLĐ nhận được vẫn bằng lương tối thiểu vùng. Tiền lương làm căn cứ đóng là yếu tố quyết định lương hưu, NLĐ cũng hiểu rõ điều này nên họ không mong chờ. Từ thực tế trên, ông Kiệt góp ý nên điều chỉnh tiền lương đóng BHXH dựa trên thu nhập thực tế của NLĐ. Về giảm số năm đóng tối thiểu để hưởng lương hưu xuống còn 15 năm, ông Kiệt đồng tình, song nếu giảm số năm đóng với lao động nam thì tỉ lệ lương hưu của họ chỉ còn 33,75%, vậy là quá thấp, ông Kiệt kiến nghị nên xem xét tăng lên 40% hoặc 45% như lao động nữ.

Tán thành ý kiến trên, ông Nguyễn Thanh Tài, Giám đốc nhân sự Công ty CP Đại Đồng Tiến (quận 5, TP HCM), cho biết chênh lệch về thu nhập của NLĐ tại các DN không cao nhưng các chế độ như thai sản, BHTN, lương hưu đang có chênh lệch lớn. Nguyên nhân do có DN đóng BHXH trên lương thực tế và có DN đóng BHXH trên lương tối thiểu vùng. "Cơ quan BHXH phải giám sát chặt chẽ tiền lương và mức đóng BHXH của các DN. Làm sao để NLĐ tin tưởng vào chính sách và tiền lương hưu sẽ bảo đảm cuộc sống, chỉ có như vậy họ mới tham gia vào hệ thống BHXH" - ông Tài nói.

Điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

Bà Nguyễn Thị Phát, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nikkiso (KCX Tân Thuận, quận 7), cũng cho rằng phải có giải pháp và lộ trình để điều chỉnh mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hoặc điều chỉnh mức lương tối thiểu sao cho tiệm cận mức sống tối thiểu. Chỉ có như vậy, NLĐ mới có mức lương hưu đủ sống. "Cơ quan thẩm quyền cần có biện pháp ngăn chặn DN sa thải lao động lớn tuổi để họ có thể tham gia hệ thống BHXH đến khi về hưu" - bà Phát bày tỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo