xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những câu chuyện cười ra nước mắt!

Bài và ảnh: Bạch Đằng

Có những chuyện rất bình thường nhưng người lao động không hiểu biết nên gánh chịu thiệt thòi…

Mới đây, một lao động nữ ở quận Bình Tân, TP HCM gọi điện thoại đến Báo Người Lao Động chỉ để hỏi… số điện thoại của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP. Chúng tôi hỏi chị xin số điện thoại làm gì thì chị trả lời để khiếu nại vì quyền lợi bị xâm phạm.

Chẳng biết đâu mà lần!

Sau khi nghe chuyện, chúng tôi hướng dẫn chị đến LĐLĐ quận hoặc Phòng LĐ-TB-XH quận vì gần nơi chị ở và cũng đúng trình tự, thủ tục. Vừa nghe vậy, người phụ nữ lại khẩn khoản nhờ chúng tôi cho biết địa chỉ, số điện thoại của 2 cơ quan trên. Chị nói mình có smartphone nhưng không biết cách "sợt gu gồ" để tìm địa chỉ. Hỏi chị sao biết đến Báo Người Lao Động mà liên hệ, chị trả lời năm ngoái, công ty kế bên có đình công, phóng viên của báo có đến, mấy chị em bên đó lưu số điện thoại và cho chị chứ chị cũng không biết Báo Người Lao Động ở đâu!

Những câu chuyện cười ra nước mắt! - Ảnh 1.

Thi tìm hiểu kiến thức pháp luật là một trong những cách trang bị kiến thức cho người lao động

Cũng thiếu thông tin, ông N.V.C cùng con trai vào làm việc cho một công ty tại huyện Củ Chi, TP HCM. Con ông không may bị đứt 4 ngón tay khi làm việc với máy cắt. Đưa con đi chữa trị xong, chủ chỉ trả tiền viện phí, ông bất bình nhưng không biết phải làm sao. Sau mấy tháng, ông mới liên hệ với Báo Người Lao Động đề nghị tư vấn. Hỏi sao ông không đến các cơ quan chức năng để khiếu nại hay khởi kiện mà để lâu thế, ông C. bảo không biết những địa chỉ đó. Khi đưa con về quê, ông gặp một người thân làm trong cơ quan nhà nước, biết chuyện mới hướng dẫn ông quay trở lên TP HCM để nộp đơn khiếu nại.

Thiếu kiến thức

Đa số người lao động (NLĐ) có tâm lý mình là người làm thuê, chủ không ưng thì phải chịu chứ không biết luật pháp có quy định để bảo đảm quyền lợi của mình. Chị N.T.K.T làm việc cho một công ty tại huyện Bình Chánh, TP HCM. Năm 2016, chị bị công ty đơn phương cho thôi việc trái luật. Đáng nói, chị bị cho thôi việc không lý do, ngay tại công ty, chỉ 30 phút sau là công ty soạn xong quyết định chấm dứt hợp đồng. Đến nay, chị chỉ khiếu nại để yêu cầu chốt BHXH. Khi được hỏi tại sao bị đuổi việc đột ngột mà không khiếu nại, chị T. ngậm ngùi: "Người ta là chủ, người ta có quyền mà!".

Trường hợp ông P.V.D làm việc cho chủ hơn 15 năm tại quận Tân Phú, TP HCM cũng vậy. Khi công ty ngừng hoạt động nhưng không trả sổ BHXH và trợ cấp thôi việc, ông đi kiện song lại chẳng có giấy tờ gì để chứng minh thời gian làm việc của mình. Bị tòa mời tới, mời lui hàng chục lần, kết cục ông bị tòa xử thua, tay trắng về nhà với nỗi ấm ức tòa xử không công minh.

Cuối năm 2016, khi tham gia đưa tin một vụ ngừng việc tập thể tại KCN Tân Tạo (TP HCM), chúng tôi hỏi NLĐ là đã có cơ quan nào đến ghi nhận, giải quyết hay chưa thì được trả lời: "Có mấy ông bên lao động xuống". Họ không hề biết đó là đại diện của cơ quan nào, LĐLĐ hay phòng LĐ-TB-XH hay cơ quan cấp nào.

Kênh nào để thông tin?

Từng tham gia giải quyết nhiều vụ tranh chấp lao động, ông Nguyễn Hữu Trí - cán bộ LĐLĐ huyện Bình Chánh, TP HCM - chia sẻ: "Nhiều NLĐ không phân biệt nổi các cơ quan có liên quan trong lĩnh vực lao động, cơ quan gì, tiếp nhận gì, giải quyết được gì, ai là người đại diện cho mình? Trong rất nhiều vụ việc, NLĐ không hiểu được quyền lợi của mình nên chỉ đòi hỏi những lợi ích nhỏ nhặt. Đáng ngại nhất là tâm lý an phận, tự ti mình yếu thế, trong nhiều vụ tai nạn, người ta đổ cho cái số phận hẩm hiu, đổ "tam tai", đổ cho năm tuổi…".

Cũng thiếu thông tin và kiến thức nên NLĐ đôi khi chỉ biết chịu đựng. Đơn cử như khi đi kiện, nếu thấy thẩm phán có dấu hiệu không minh bạch, thiếu khách quan, NLĐ hoàn toàn có thể yêu cầu đổi thẩm phán. Đây là quyền luật định rất rõ ràng nhưng vì thiếu kiến thức nên cứ đến tòa, đến nơi công quyền, nhiều NLĐ cứ khúm núm, co ro, hiếm có trường hợp dám yêu cầu này nọ.

Thời gian qua, việc tuyên truyền thông tin và kiến thức cho NLĐ luôn được các cơ quan chức năng quan tâm. Tuy nhiên, vẫn chưa thể bao phủ được. Cách đây không lâu, trong một cuộc họp với các bên liên quan đến lĩnh vực lao động, đại diện LĐLĐ TP HCM, bà Nguyễn Phan Bảo Khuyên, đưa ra ý kiến nên đưa các vấn đề về lao động vào trường học. "Việc LĐLĐ tiếp cận NLĐ để tuyên truyền thường khó khăn. Nên chăng các trường đào tạo cũng phải có nội dung này. Phải chuẩn bị cho các em ngay từ trước khi bước ra thị trường lao động, ở tất cả các cấp học" - bà Khuyên đề nghị. 

Cần các phương pháp phi truyền thống

Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP HCM, cho rằng để phổ biến thông tin các địa chỉ cần thiết, ngoài những phương pháp truyền thống, cần tính thêm một số yếu tố đặc thù. Đối với NLĐ thì mạng lưới các mối quan hệ xã hội của họ trong nhóm công nhân với nhau có sức lan tỏa rất mạnh. Nhiều người tìm được thông tin từ các mạng lưới này. Đây là thực tế cần tính đến khi tuyên truyền, cung cấp thông tin cho NLĐ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo