xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nâng lương tối thiểu: Trông chờ gì ở phiên đàm phán cuối cùng?

Bài và ảnh: Khánh An

(NLĐO))- Hôm nay (13-8), tại Hải Phòng, Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên cuối cùng để chốt phương án tăng lương tối thiểu (LTT) vùng 2019.

Với hàng chục triệu lao động trong cả nước, mức tăng LTT vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống của họ. "Chúng tôi chỉ mong các bên liên quan đưa ra mức nâng hợp lý để làm sao mức LTT đảm bảo được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động (NLĐ). Chỉ khi nào NLĐ sống được bằng lương và có tích lũy thì họ mới an tâm làm việc"- bà Phan Thị Minh Thu, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Giày dép Vĩnh Phong (quận Bình Tân, TP HCM), bày tỏ.

Trước khi bước vào phiên họp cuối, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (đại diện cho NLĐ) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI, đại diện cho giới DN) vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về mức tăng. Trong khi VCCI chỉ đồng ý thay đổi mức đề xuất từ 0% lên 2% thì Tổng LĐLĐ Việt Nam, vẫn bảo lưu ý kiến phải tăng 8%.

Dù kết quả có thế nào đi chăng nữa thì cuộc sống hàng triệu của NLĐ, nhất là công nhân (CN) đang làm việc tại các KCX-KCN vẫn hết sức khó khăn. Nữ CN Trần Thị Kim Đậm đang làm việc ở KCX Linh Trung I, quận Thủ Đức, TP HCM, cho biết: "CN sống chủ yếu bằng lương, do vậy tăng được vài trăm nghìn đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng. thực ra, lương tăng thì các khoản trích nộp BHXH, BHYT, BHTN cũng tăng, chưa kế áp lực tăng giá thuê phòng từ chủ nhà trọ, rồi thự phẩm. Nếu năm nay mức tăng bằng năm ngoái là mừng rồi và chúng tôi không mong gì hơn"

Ở cả 2 phiên họp, đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đưa ra những con số rất đáng chú ý về tình hình đời sống, thu nhập của NLĐ. Theo khảo sát mới được Viện Công nhân và Công đoàn thực hiện tại 25 tỉnh, thành, trong năm 2018, NLĐ còn gặp rất nhiều bức xúc liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập, trong đó bức xúc vì lương thấp, không có thêm các khoản phụ cấp để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống chiếm tỉ lệ cao nhất (25,7%). Lương không đủ sống cũng là nguyên nhân dẫn dến tranh chấp lao động và ngừng việc tập thể. Điều đáng lo hơn theo đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam là qua khảo sát, vẫn còn một bộ phận NLĐ nhận được mức lương cơ bản thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, cụ thể: Vùng I là 2,35%; vùng II là 10,87%; vùng III là 3,34% và vùng IV là 4,45%.

Nâng lương tối thiểu: Trông chờ gì ở phiên đàm phán cuối cùng? - Ảnh 1.

Lương không đủ sống cũng là nguyên nhân dẫn dến tranh chấp lao động và ngừng việc tập thể.

The ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Qua hệ Lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam). Nghị quyết 27/NQ-TW ngày 21-5-2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thực hiện Đề án cải cách tiền lương của Hội nghị Trung ương 7, khóa XII ghi rõ: "Thực hiện điều chỉnh tăng mức LTT vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp (DN) để đến năm 2020 mức LTT vùng bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ". Bên cạnh đó, những tín hiệu khởi sắc từ nền kinh tế đã cho thấy DN gặp thuận lợi hơn trong sản xuất – kinh doanh, do vậy, việc xem xét cải thiện chính sách tiền lương cho NLĐ là việc nên làm.


Nâng lương tối thiểu: Trông chờ gì ở phiên đàm phán cuối cùng? - Ảnh 2.

Đại đa số công nhân chỉ mong có việc làm và thu nhập ổn định

Theo Luật sư Đặng Anh Đức, Giám đốc Công ty TNHH Luật Đặng và cộng sự (TP Hà Nội), chính sách tiền lương của DN càng tiến bộ chừng nào thì càng thu hút NLĐ. "Nguyên tắc tiền lương là nước chảy chỗ trũng, chỗ nào thu nhập ổn định thì NLĐ sẽ tìm đến, do vậy DN phải có chính sách tiền lương thật thỏa đáng cho NLĐ để động viên họ làm việc"- ông Đức, khẳng định.

 Theo tính toán của Tổng LĐLĐ Việt Nam, hiện LTT đã đáp ứng được khoảng 92% mức sống tối thiểu của NLĐ. Nếu năm 2019 không tăng lương thì đến năm 2020, mức tăng LTT sẽ rất cao. Do vậy, hàng chục triệu lao động mong chờ Hội đồng Tiền lương quốc gia tìm được một lời giải hợp lý cho việc nâng LTT để đảm bảo mức sống tối thiểu cho NLĐ theo tinh thần của Nghị quyết 27/NQ-TW ngày 21-5-2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thực hiện Đề án cải cách tiền lương.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo