Nghịch lý này diễn ra từ châu Mỹ, châu Âu đến châu Á và kể cả Việt Nam với tên gọi chung là trào lưu "nghỉ việc ồ ạt". Lý giải hiện tượng này, khảo sát của Anphabe chỉ ra nhiều nhóm nguyên nhân có liên quan trực tiếp tới Covid-19 như: biến động ngành nghề, sự mệt mỏi, kiệt sức trong môi trường làm việc căng thẳng, mất cân bằng hay mất kết nối với đồng nghiệp, mất gắn kết với công ty...
Sau dịch Covid-19, người lao động rất cần sự động viên, chăm sóc sức khỏe tinh thần
Anphabe ghi nhận nguồn nhân lực Việt Nam hiện có 17% thuộc nhóm "siêu nhảy việc", 19% thuộc nhóm "siêu trung thành" (có thời gian gắn bó trung bình với công ty lâu gấp 2 lần những người cùng nhóm tuổi khác), còn lại 64% được coi là nhóm tiêu chuẩn. Theo nhóm "siêu nhảy việc", thời gian lý tưởng để gắn kết với một doanh nghiệp chỉ khoảng 2 năm, ngắn hơn nhiều so với nhóm tiêu chuẩn là 4,5 năm và nhóm "siêu trung thành" là 12 năm.
Khảo sát cũng cho thấy nhóm "siêu nhảy việc" có đủ những người ở các lứa tuổi và các thành phần đi làm. Điểm nóng nhảy việc tập trung nhiều hơn ở các ngành công nghệ thông tin/phần mềm và ứng dụng/ thương mại điện tử, quảng cáo/truyền thông/giải trí và dịch vụ tài chính. Trong đó, nhóm "siêu nhảy việc" đang tích cực tìm kiếm cơ hội mới nhất ở các ngành dược/thiết bị y tế/chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp/ lâm nghiệp/thủy sản và kỹ thuật/ máy móc/cơ khí công nghiệp.
Bình luận (0)