Thông tư quy định rõ những hành vi nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ) và các thành viên trong hộ gia đình như: ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; phạt tiền, cắt lương người lao động (NLĐ); giao việc cho NLĐ không theo hợp đồng lao động (HĐLĐ); tiết lộ thông tin cá nhân gây ảnh hưởng xấu đến NLĐ… Người ký kết HĐLĐ là bên phía NSDLĐ gồm: chủ hộ là người đại diện của hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo quy định của pháp luật; người được chủ hộ hoặc các chủ hộ cùng thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình ủy quyền bằng văn bản; người được các thành viên trong hộ gia đình hoặc được các thành viên của các hộ gia đình cùng thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình ủy quyền bằng văn bản.
Nghiêm cấm người sử dụng lao động và các thành viên trong gia đình ngược đãi, xúc phạm danh dự… người giúp việc gia đình
Trường hợp hai bên đã thỏa thuận được mức tiền lương đối với công việc sẽ làm thì mức tiền lương trong thời gian thử việc ít nhất bằng 85% mức tiền lương đã thỏa thuận. Nếu chưa thỏa thuận được mức tiền lương đối với công việc sẽ làm thì mức tiền lương trong thời gian thử việc ít nhất bằng 85% mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định áp dụng đối với địa bàn nơi NLĐ làm việc. Khi ký HĐLĐ, ngoài thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, NSDLĐ phải ghi rõ mức lương, điều kiện, thời gian điều chỉnh mức lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng và các khoản bổ sung khác (nếu có); thực hiện nghĩa vụ trích nộp BHXH, BHYT…
Bình luận (0)