Liên quan đến kiến nghị trên của các hiệp hội, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Phan Văn Anh cho hay, đối với các doanh nghiệp đang thực hiện "3 tại chỗ" tại các địa bàn các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách toàn tỉnh, thành phố theo Chỉ thị 16/CT-TTg mà Công đoàn cấp trên không nằm trên các địa bàn này thì Công đoàn cấp trên có trách nhiệm chuyển tiền về cho Công đoàn cơ sở hoặc doanh nghiệp có đóng kinh phí Công đoàn để thực hiện chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo nội dung quy định tại Quyết định số 3089/QĐ-TLĐ ngày 24-8-2021 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc hỗ trợ tiền ăn cho người lao động.
Hoạt động này đang khẩn trương được các cấp Công đoàn triển khai. Dự kiến, Công đoàn chi hơn 1.000 tỉ đồng để hỗ trợ bữa ăn cho người lao động thực hiện "3 tại chỗ".
Đối với đối tượng là đoàn viên, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp có đóng kinh phí Công đoàn thực hiện "1 cung đường 2 điểm đến" để sản xuất; các doanh nghiệp có đóng kinh phí Công đoàn thuộc khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg, không phân biệt phạm vi áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg là toàn tỉnh hay toàn huyện hoặc khu vực nhỏ hơn; các doanh nghiệp ở các khu vực, địa phương mà Ban Chỉ đạo chống dịch, UBND các tỉnh/thành phố yêu cầu doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường 2 điểm đến" để duy trì hoạt động sản xuất, đảm bảo công tác phòng chống dịch của địa phương… Tổng LĐLĐ Việt Nam đang chỉ đạo LĐLĐ các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam khảo sát, đánh giá, tổng hợp số liệu báo cáo Tổng LĐLĐ Việt Nam để tiếp tục nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp.
Bình luận (0)