xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người lao động là tài sản của công ty, cần phải nuôi dưỡng

G.Nam

(NLĐO) - Đó là chia sẻ của GS Ha-Joon Chang, giáo sư Đại học Cambridge tại buổi làm việc với Bộ LĐ-TB-XH về các vấn đề phát triển nhân lực, dự báo cung cầu lao động và giáo dục nghề nghiệp (GDNN) diễn ra mới đây.

GS. Ha-Joon Chang bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến phát triển nhân lực chất lương cao, cũng như lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. GS Chang cho biết tại các quốc gia, một số Chính phủ có chính sách nhằm gắn trách nhiệm và tạo sự tham gia vào cuộc của các bộ, ngành liên quan khác đối với phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng của đất nước họ. Qua đó tạo được sự gắn kết thực chất và hiệu quả của ngành công nghiệp với đào tạo nghề. Trong đó có việc phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ trong việc dự báo phát triển của nền kinh tế; nhu cầu phát triển nguồn nhân lực; việc làm và nhu cầu đào tạo lao động có kỹ năng trong tương lai.

Người lao động là tài sản của công ty, cần phải nuôi dưỡng - Ảnh 1.

Giáo sư Ha-Joon Chang

GS. Ha-Joon Chang cũng lưu ý, đa số các nước tiên tiến rất coi trọng lao động. Họ không coi lao động như đầu vào sản xuất, không lấy việc chi phí trả công là nặng nề, cần phải cắt giảm mà coi lao động là tài sản của công ty, cần phải nuôi dưỡng. ‘‘Có thể thấy điều này ở các công ty như của Thụy Điển, Đức, còn ở Hàn Quốc thì chưa đạt được như vậy’’, GS Chang nói.

GS. Ha-Joon Chang bày tỏ tin tưởng với một đất nước có bề dày lịch sử kiên cường như Việt Nam, ông tin lĩnh vực nhân lực Việt Nam cũng đã và sẽ làm tốt, để đáp ứng xu thế cách mạng công nghiệp 4.0. Để đạt được điều đó, Việt Nam cần sớm hoàn thiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, ông cũng kiến nghị Việt Nam nên phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp FDI trong đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung đồng tình về việc Việt Nam sớm hoàn thiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Bộ trưởng cho biết hiện Việt Nam đang thiếu chính là dự báo cung cầu lao động từng ngành nghề, lĩnh vực trong trung và dài hạn. Dẫn đến nghịch lý là Việt Nam đang đào tạo không theo nhu cầu thị trường cần, mà đào tạo theo cái mình có. Cho nên sắp tới đây sẽ chuyển đổi, xây dựng đề án đào tạo nghề trong cuộc cách mạng 4.0 và dự báo cung cầu lao động trong kỷ nguyên số.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo