xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người lao động trực tiếp không muốn tăng tuổi nghỉ hưu

Bài-ảnh: Văn Duẩn

(NLĐO)- Nhiều đại biểu đã thẳng thắn nêu quan điểm và cho rằng người lao động trực tiếp không hề muốn tăng tuổi nghỉ hưu như đề xuất trong dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi)

Người lao động trực tiếp không muốn tăng tuổi nghỉ hưu - Ảnh 1.

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng đại diện các cơ quan, tổ chức chủ trì hội thảo - Ảnh: Văn Duẩn

Sáng 15-5, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Tổ chức Care quốc tế tại Việt Nam, tổ chức hội thảo lấy ý kiến tham gia dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu và phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết hội thảo sẽ tập trung vào 2 vấn đề, đó là điều chỉnh tuổi nghỉ hưu và phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc và "hội nghị rất mong được lắng nghe ý kiến của người lao động".

Người lao động trực tiếp không muốn tăng tuổi nghỉ hưu - Ảnh 2.

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, phát biểu khai mạc - Ảnh: Văn Duẩn

Nhấn mạnh rằng ban tổ chức mong muốn lắng nghe và tiếp thu tối đa những ý kiến xác đáng, phù hợp, ông Ngọ Duy Hiểu bày tỏ: "Thậm chí tiếp thu cả những ý kiến mà ban soạn thảo chưa nghĩ ra hoặc chưa đưa vào dự thảo".

"Chúng tôi sẵn sàng cầu thị. Pháp luật không phải là ý chí của những người ngồi ở phòng lạnh để làm chính sách, mà lâu nay chúng ta vẫn nói "chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất". Chúng ta đã phải trả giá cho rất nhiều chính sách pháp luật không đi vào được đời sống"- ông Ngọ Duy Hiểu bày tỏ và cho rằng luật này điều chỉnh quan hệ lao động, trong đó người lao động là chủ thể quan trọng.

Người lao động trực tiếp không muốn tăng tuổi nghỉ hưu - Ảnh 3.

Chị Phạm Hải Hà, Chủ tịch Công đoàn công ty điện tử tại Hà Nội, phát biểu - Ảnh: Văn Duẩn

Là đại biểu phát biểu đầu tiên, chị Phạm Hải Hà, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Linh kiện điện tử tại KCN Thăng Long, Hà Nội, cho biết để góp ý cho Bộ Luật Lao động (sửa đổi), công ty đã phát phiếu khảo sát xin ý kiến của 400 công nhân lao động, cả trực tiếp và gián tiếp, cán bộ quản lý.

Về nâng tuổi nghỉ hưu, chị Hà cho biết khi xin ý kiến, "chỉ thu được 2/400 ý kiến đồng ý tăng tuổi nghỉ hưu từ 55 lên 60 đối với nữ. 2 ý kiến đồng ý cũng là 2 lao động gián tiếp, quản lý"- chị Hà nói.

"Với tăng tuổi nghỉ hưu với nam, công ty cũng chỉ thu được 5/400 ý kiến đồng ý"- chị Hà nói. 

Chị Phạm Hải Hà cho biết lý do người lao động không muốn tăng tuổi nghỉ hưu là do người lao động quan ngại không đủ sức khỏe để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc và cũng lo sợ chủ doanh nghiệp (DN) cũng sẽ không nhận lao động lớn tuổi. "Do đó, lao động trực tiếp rất khó đáp ứng được như trong dự thảo". 

Người lao động trực tiếp không muốn tăng tuổi nghỉ hưu - Ảnh 4.

Chị Nguyễn Thị Thu Hiền, công nhân may tại tỉnh Thái Nguyên, phát biểu - Ảnh: Văn Duẩn

Chị Nguyễn Thị Thu Hiền (48 tuổi, công nhân may tại tỉnh Thái Nguyên) cho biết do đặc thù công việc nên mắt kém và mờ rất nhanh, càng lớn tuổi nhìn càng không rõ. "Nếu tăng tuổi nghỉ hưu và nghỉ hưu muộn, liệu chúng tôi có theo được hay không? Tôi cho rằng rất khó để đủ sức khỏe để đáp ứng yêu cầu công việc. Do đó, không nên tăng tuổi nghỉ hưu với lao động trực tiếp. Cá nhân tôi không hề mong muốn"- chị Hiền bày tỏ. 

Người lao động trực tiếp không muốn tăng tuổi nghỉ hưu - Ảnh 5.

Cô giáo Đinh Bích Hà, Phó hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Việt - Triều hữu nghị, phát biểu - Ảnh: Văn Duẩn

Cô giáo Đinh Bích Hà, Phó hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Việt - Triều hữu nghị, cho biết đa số ý kiến của giáo viên cũng như cán bộ quản lý mầm non, khi góp ý về dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), đều cho rằng tuổi nghỉ hưu sau 55 tuổi là rất khó khăn với các đặc thù của giáo viên mầm non.

Theo bà Hà, đến 55 tuổi thì giáo viên mầm mon đã tham gia lao động là 30 năm, một ngày làm việc hơn 8 tiếng, bắt đầu 7 giờ sáng, nghỉ trưa nửa tiếng, kết thúc vào 5 giờ 30 chiều, lao động cả trí óc và chân tay. Sau một ngày làm việc phải dùng nhiều năng lượng để trẻ đến trường mỗi ngày là ngày vui, phải cập nhật các phương pháp giáo dục tiên tiến, tiếng Anh, mỗi tháng phải tổ chức các sự kiện lễ hội cho trẻ, cường độ càng ngày càng cao, áp lực từ phụ huynh cũng như xã hội ngày càng nhiều.

"Quy định kéo dài độ tuổi lao động là khó cho giáo viên mầm non, bởi giáo viên lớn tuổi - ở tuổi 55 - khó có thể hát hay, múa đẹp. Do đó, phải linh hoạt tuổi nghỉ hưu cho từng ngành nghề, nhất là đặc thù như giáo viên mầm non"- bà Hà bày tỏ. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo