xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người nâng tầm barista Việt

Bài và ảnh: GIANG NAM

Đam mê, kiên định là vốn liếng quan trọng để Nguyễn Huỳnh Kim Ngọc định vị lại thị trường lao động nghề barista ở Việt Nam và nâng cao đời sống của người trồng cà phê

Hơn 10 năm theo đuổi giấc mơ về cà phê, lấy bài học kinh nghiệm làm động lực, lấy thử thách làm nền tảng, Nguyễn Huỳnh Kim Ngọc, đồng sáng lập và điều hành Việt Nam Barista School (VBS), đã tìm được sự thăng hoa trong chính công việc và không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng ấy đến cộng đồng yêu cà phê Việt Nam. Sứ mệnh đưa cà phê Việt vươn mình ra thế giới là lý do ra đời, tồn tại và phát triển của VBS.

Chuẩn hóa nghề pha chế

"Cà phê là câu chuyện của sự kết nối, là phạm trù nghệ thuật riêng của khoa học và cũng xứng đáng là một nhân tố kinh tế quan trọng trong thời đại mới. Như vậy, người làm cà phê, dù ở bất kỳ vị trí nào, cũng là một nghệ nhân và là một nhà khoa học đáng được trân trọng. Từ người nông dân, nhà rang xay, barista (pha chế) đến các nhà quản lý, các nhà thương mại… đều cùng đóng góp cho sự vẹn tròn của tương lai cà phê Việt" - Ngọc mở đầu câu chuyện với phóng viên.

Ngọc kể để có thể nhìn nhận được như thế, Ngọc đã trải nghiệm cùng người nông dân trồng cà phê, đến những nơi có cách rang xay, pha chế chuyên nghiệp khắp cả nước cũng như ra nước ngoài, đến những thương hiệu cà phê nổi tiếng để học hỏi, tìm hiểu. Theo Ngọc, phụ nữ không có nhiều lợi thế như cánh mày râu khi theo đuổi giấc mơ cà phê nhưng bù lại, họ có tinh thần ham học hỏi và kiên trì. Trong một lần cùng nhóm bạn trẻ đến một vùng trồng cà phê thuộc tỉnh Đắk Lắk, Ngọc bất ngờ khi biết giá cà phê tươi quá rẻ, nhiều người dân cho biết thu không bù nổi chi. Và kể từ đó, chị bắt đầu quan tâm đến hạt cà phê. Trong những lần gặp gỡ với chuyên gia hàng đầu trong nghề barista Việt Nam là bà Julie Dang, người có tâm huyết muốn truyền đạt những kiến thức và kỹ năng tiên tiến về nghề barista của châu Âu để giúp tạo dựng vị thế cho nghề barista tại Việt Nam, Ngọc đã manh nha ý tưởng thành lập VBS.

Người nâng tầm barista Việt - Ảnh 1.

CEO Nguyễn Huỳnh Kim Ngọc (đứng giữa) và các học viên

VBS mang đến cho cộng đồng những chương trình đào tạo barista nghiêm túc từ kiến thức chuyên môn đến kỹ năng tay nghề, tương thích với nhu cầu thị trường Việt Nam và bắt nhịp với thế giới. Hiện tại, VBS có 2 chương trình đào tạo là đào tạo quốc gia và đào tạo quốc tế (theo giáo trình SCA - Hiệp hội Cà phê đặc sản thế giới, Latte Art Grading system, Scentone Aroma Standard và nhiều chương trình quốc tế uy tín khác). Với chương trình đào tạo quốc tế, bằng cấp của các học viên có giá trị trên toàn cầu. Mỗi năm, VBS đào tạo được khoảng 400-500 học viên, trong đó các du học sinh chiếm tới 40% và người nước ngoài chiếm 10%. Barista đang là nghề làm thêm được nhiều du học sinh Việt Nam lựa chọn trong thời gian gần đây. Học viên nước ngoài chọn VBS có lẽ do học phí rẻ nhất trong khu vực nhưng bằng cấp lại có giá trị trên toàn cầu.

Gia tăng giá trị sức lao động

Niềm vui, niềm tự hào của Ngọc đến thời điểm này là nhiều học viên của VBS đã giành giải cao trong các cuộc thi quốc tế trong nghề barista và cảm quan mùi vị, như giành giải 2 cuộc thi vô địch thế giới về cảm quan mùi vị cà phê năm 2018. Với sự kiện này, nhiều chuyên gia cà phê trên thế giới quan tâm hơn đến ngành cà phê Việt Nam. Sau cuộc thi đó, các tổ chức có liên quan đến ngành cà phê đã cử các chuyên gia đến huấn luyện cho các nông dân ở Tây Nguyên cách trồng cà phê đặc sản, mang lại giá trị kinh tế cao hơn, từ đó có thể nâng cao đời sống của bản thân.

Để nâng cao tay nghề cho học viên Việt Nam đủ tiêu chuẩn làm việc ở nước ngoài, những nơi có văn hóa cà phê nổi tiếng, Ngọc đã hợp tác và mua bản quyền nhiều giáo trình của nhiều tổ chức nổi tiếng để phục vụ việc giảng dạy. Ngọc cho rằng các bạn trẻ Việt Nam có thể đi làm việc khắp nơi trên thế giới để lan tỏa hương vị cà phê Việt. Tham vọng của Ngọc là sẽ mở một học viện đào tạo nhân lực cho ngành cà phê. Với diện tích và sản lượng cà phê rất lớn như hiện nay, Việt Nam có cơ hội làm giàu bằng loại cây cho thức uống mà bất cứ người nào trên thế giới đều biết này. Tuy nhiên, do vẫn canh tác theo lối tự phát từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến công đoạn chế biến sau thu hoạch đã làm giá trị hạt cà phê Việt không được đánh giá cao. Nếu có một học viện chuyên đào tạo nhân lực cho toàn ngành cà phê từ lúc chọn giống đến lúc ra thành phẩm thì chắc chắn giá trị cà phê Việt sẽ rất cao. Do đó Ngọc quyết tâm thực hiện ước mơ này của mình để giúp cho người dân làm giàu trên chính mảnh vườn cà phê của mình, giúp lao động trong ngành gia tăng giá trị sức lao động.

“Khi đủ tiềm lực, tôi sẽ tổ chức các lớp đào tạo cho người dân về cách trồng, chăm sóc, thu hoạch cà phê sao cho đủ các tiêu chuẩn của SCA để giá bán cà phê được cao hơn. Tôi được biết nhiều người đang theo đuổi con đường trồng cà phê sạch, cà phê hữu cơ để dần nâng chất cà phê Việt. Ở kinh nghiệm của mình, tôi muốn tham gia vào chuỗi giá trị đó bằng cách đào tạo nhân lực để đáp ứng như cầu phát triển của ngành” - Ngọc chia sẻ thêm.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo