Báo cáo cho biết nhiều doanh nghiệp (DN), nhất là DN vốn đầu tư nước ngoài và DN ngoài quốc doanh, cho rằng đơn vị phải tốn kém khi trang bị cơ sở vật chất cho Công đoàn hoạt động, chưa kể trả lương cho cán bộ Công đoàn khi họ tham gia hoạt động phong trào. Ngoài ra, việc hình thành tổ chức Công đoàn tại DN đã hạn chế nhiều quyền của người sử dụng lao động như quyền kỷ luật và chấm dứt hợp đồng với người lao động (NLĐ)… Nhiều DN có hành vi phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc nhằm cản trở NLĐ tham gia hoạt động Công đoàn.
Từ thực trạng trên, LĐLĐ TP HCM đề xuất Đảng, Nhà nước, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý chung về tổ chức và hoạt động cho tổ chức Công đoàn trước đòi hỏi của hội nhập quốc tế. Các văn bản pháp luật nên phân biệt quyền của đoàn viên Công đoàn và NLĐ một cách rõ ràng; bổ sung một số quyền và nghĩa vụ của đoàn viên đối với tổ chức mình tham gia. Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật tại DN.
Bình luận (0)