xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những "tử huyệt" giao tiếp mất lòng đồng nghiệp

Hoà Bình - Ảnh: Internet

(NLĐO) - Đến bất cứ công ty, nghiệp đoàn, nhà máy nào, bạn cũng có những đồng nghiệp xung quanh. Hãy tránh ngay những "tử huyệt" để phòng ngừa "tẩu hỏa nhập ma" khiến sếp phát hỏa, đồng nghiệp bất hòa.

Mình là "cái rốn" của vũ trụ

Cho dù mỗi người có thể là một tài năng, và nguyên tắc "việc ai nấy làm" nên giữ vững; nhưng nếu như bạn luôn thờ ơ, không quan tâm đến ai khác ngoài bản thân, hoặc chỉ khăng khăng làm điều mình thích mà không bận tâm mọi người xung quanh đang nghĩ gì thì lại là điểm trừ to tướng trong mắt lãnh đạo và đồng nghiệp. Đừng quên rằng đi làm tức là môi trường tập thể, một hành vi nhỏ của bạn dù tốt hay xấu cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến mọi người xung quanh. Đặc biệt, tranh luận thiếu kiểm soát, dẫn đến to tiếng với đồng nghiệp là tối kỵ.

Những tử huyệt giao tiếp mất lòng đồng nghiệp - Ảnh 1.

Tranh luận thiếu kiểm soát, dẫn đến to tiếng với đồng nghiệp là tối kỵ

Thể hiện tác phong ứng xử thiếu chuyên nghiệp sẽ khiến bước đường thăng quan tiến chức ngày càng rời xa bạn. Ngay cả khi bạn thật sự hoàn thành tốt công việc của mình nhưng nếu bạn chỉ mở lời với các đồng nghiệp khác khi thật sự cần thiết, điều này chắc chắn không giúp ích gì cho việc xây dựng tinh thần tập thể.

"Tổng đài 1088" không lương

Chắc chắn rằng chẳng ai muốn chia sẻ chuyện riêng tư, tâm sự trĩu nặng, băn khoăn lo lắng… của mình cho những đồng nghiệp mắc "căn bệnh" ngồi lê đôi mách, thích làm "bà tám", buôn bán dữ liệu, xào xáo thông tin, để rồi từ nỗi băn khoăn bé bằng cái lông vũ, vừa bay ra khỏi miệng, hôm sau đã biến thành con gà chạy khắp các phòng ban; từ trưởng phòng đến lễ tân, bảo vệ, lao công…  ai cũng biết bí mật của bạn?

Những tử huyệt giao tiếp mất lòng đồng nghiệp - Ảnh 2.

"Tám chuyện" là tính xấu và luôn là điều cấm kỵ ở bất cứ môi trường làm việc nào

Bạn có tin rằng "tám chuyện" là tính xấu và luôn là điều cấm kỵ ở bất cứ môi trường làm việc nào. Rất nên loại bỏ "căn bệnh" này không chỉ trong giờ làm việc mà ngay cả trong giờ nghỉ trưa để chính mình và đồng nghiệp được nghỉ ngơi.

"Các đồng nghiệp đều có thể thích nghe "buôn dưa" nhưng nếu chính họ trở thành chủ đề của cuộc trò chuyện, bạn chắc chắn sẽ là đối tượng bị "ghim" ngay lập tức. Không chỉ vậy, nếu chẳng may câu chuyện lọt đến sếp, những nhân sự này nhất định sẽ bị mời vào phòng riêng uống trà "đàm đạo" và thậm chí bị kiểm điểm vì gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ" – Ông Lê Đình Quốc Việt – Đại diện công đoàn Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TPHCM khẳng định.

Trình diễn thời trang trên sàn công xưởng

Cách ăn mặc cũng là một trong những chi tiết quan trọng quyết định việc giao tiếp ở nơi làm việc của bạn có thành công hay không. Thông thường, các công ty sẽ có những quy định rõ ràng về đồng phục hoặc quy tắc ăn mặc khi đi làm. Nhưng nếu trong trường hợp không có nguyên tắc cụ thể, bạn cũng đừng nên tùy tiện hay thoải mái quá mức trong việc chọn đồ.

Một chiếc váy tuy hiện đại, bắt mắt nhưng sexy, hở bạo như đi tiệc không thể được chưng diện cho ngày làm việc vất vả; một chiếc sơ mi tuy lịch sự nhưng chưa được ủi phẳng phiu và không đóng thùng gọn gàng trong buổi ra mắt phòng ban mới... Những chi tiết nhỏ nhưng thể hiện sự bất cẩn như thế sẽ khiến đồng nghiệp, các sếp hay khách hàng cảm thấy khó chịu và thiếu thiện cảm với bạn.

"Rất nên có một tủ đồ đi làm. Mỗi buổi tối cuối tuần, bạn hãy dành một khoảng thời gian ngắn để chọn cho mình vài bộ đồ phù hợp, nếu được thì chọn nguyên tuần, là ủi cẩn thận treo lên để tiết kiệm thời gian mặc thử trước gương vào sáng hôm sau" – stylist Bình Yên Nguyễn khuyên.

Không có chính kiến – Đeo mác "ba phải"

Trong buổi thảo luận công việc, bạn biết thừa đồng nghiệp đang phát biểu một nhận định sai hoàn toàn, nhưng lại ngại phật ý cộng sự nên không dám đứng lên hoặc giơ tay phản đối. Khi triển khai dự án mới, bạn có một ý tưởng tuyệt vời trong đầu nhưng lại lo bị vùi dập nên không dám bày tỏ. Cuộc tranh luận đi theo hai hướng khác hẳn nhau mà hướng nào cũng quyết liệt bảo vệ, khi các đồng nghiệp đang cần nghe quan điểm của bạn thì bạn "mười rằm cũng ư, mười tư cũng gật", xuôi theo cả hai phe, hoặc "Tôi thế nào cũng được/Tôi không có ý kiến gì cả…" chỉ vì không muốn mất lòng ai.

Những tử huyệt giao tiếp mất lòng đồng nghiệp - Ảnh 3.

Thể hiện chính kiến của mình, sống là chính mình, khi đó bạn mới được người khác mới tôn trọng

"Người ta gọi đó là "vẹt biết nói"!? Quá lo nghĩ đến sự an toàn thực chất lại là "con dao hai lưỡi" khiến sếp và các đồng nghiệp có thể gán cho bạn cái mác là "kẻ ba phải" nếu sự tình cứ tiếp diễn hết lần này sang lần khác theo cùng một "kịch bản" cũ. Hãy sống là mình, chỉ khi đó, người khác mới tôn trọng bạn" – ông Cao Trung Hiếu, CEO DantriSoft khẳng định.

Bất kỳ cơ quan, nhà máy, công xưởng nào cũng là một xã hội thu nhỏ với nhiều kiểu đồng nghiệp có tính cách đa dạng khác nhau. Hãy rèn luyện và xây dựng văn hóa giao tiếp, tránh những lỗi căn bản khiến bạn mất điểm trong mắt sếp và đồng nghiệp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo