Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Dự thảo nghị định gồm 6 chương, 56 điều, trong đó có quy định về hành vi vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động (TCLĐ).
Cụ thể, Điều 32 quy định phạt tiền phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với NLĐ có một trong các hành vi sau đây: cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo kích động, lôi kéo, ép buộc NLĐ đình công; cản trở NLĐ không tham gia đình công đi làm việc; Hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của NSDLĐ hoặc xâm phạm trật tự, an toàn công cộng trong khi đình công hoặc lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.
Dự thảo đề xuất phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ Công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ Công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động
\Dự thảo đề xuất phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây: Chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ, người lãnh đạo đình công hoặc điều động NLĐ, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công; trù dập, trả thù đối với NLĐ động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công; Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong trường hợp theo quy định tại Điều 217 của Bộ Luật Lao động.
Dự thảo đề xuất phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động hông tin không đúng sự thật nhằm hạ thấp uy tín của cán bộ Công đoàn đối với người lao động
Đối với các Vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý lý do thành lập, gia nhập và hoạt động CĐ, Điều 34 của dự thảo đề xuất phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây: Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động CĐ của NLĐ; không gia hạn HĐLĐ đối với cán bộ CĐ không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ CĐ mà hết hạn HĐLĐ; Kỷ luật lao động hoặc chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật đối với NLĐ vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động CĐ; Quấy rối, ngược đãi, cản trở hoặc từ chối thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ CĐ; Thông tin không đúng sự thật nhằm hạ thấp uy tín của cán bộ CĐ đối với NLĐ.
Bình luận (0)