Đây là quy định mới đáng chú ý được đề cập tại Nghị định 148/2018/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-12-2018).
Cụ thể, tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động (NLĐ) trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112; ngày nghỉ lễ, tết tại Điều 115 và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động 2012 là tiền lương theo hợp đồng lao động (quy định hiện hành là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề) chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày NLĐ nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
Tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định tại Khoản 5 Điều 42 hoặc Khoản 2 Điều 43 của Bộ luật lao động 2012 là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Đồng thời, bổ sung thêm quy định về tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Theo đó, tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định tại Khoản 5 Điều 42 hoặc Khoản 2 Điều 43 của Bộ luật lao động 2012 là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người sử dụng lao động hoặc NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Bình luận (0)