Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa có văn bản đề xuất, góp ý một số nội dung lớn trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó đáng chú ý là quan điểm về tăng tuổi nghỉ hưu, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi...Liên quan đến vấn đề tăng tuổi hưu, Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, hiện nay xu hướng tăng tuổi nghỉ hưu cơ bản diễn ra ở các nước thiếu lao động, trong khi Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, tình hình thiếu việc làm và thất nghiệp ở mức 2%/năm, tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi 1,46%, mỗi năm trung bình có khoảng 1,2 triệu người bước vào thị trường lao động.
Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, tình hình thiếu việc làm và thất nghiệp ở mức 2%/năm
Cơ sở lập luận này của Tổng LĐLĐ Việt Nam nhận được sự đồng thuận của nhiều độc giả Báo Người Lao Động. Góp ý vấn đề này, bạn đọc Đinh Văn Yên, viết: "Lao động Việt Nam đang dư thừa. Nguồn lao động trẻ cho tương lai cũng đang rất dồi dào, cứ 4 người thì có 1 người đang ở độ tuổi học sinh. Sức khỏe, tuổi thọ và năng suất lao động của người Việt Nam chưa được cải thiện nhiều, đời sống của người lao động (NLĐ) còn quá thấp. Sao phải tăng tuổi nghỉ hưu?". Đồng quan điểm, bạn đọc Phạm Trường Mạnh, bày tỏ: "Theo tôi vẫn giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như hiện tại vì lao động trẻ nước mình con thiếu việc làm nhiều lắm. Tăng tuổi nghỉ hưu thì những NLĐ chân tay ngành xây dựng làm trực tiếp tại công trương lam sao mà hiệu quả công việc được. Đến tuổi 50 đã phải nghỉ không tham gia trực tiếp được rồi".
Bạn đọc Lê Lâm đặt câu hỏi: "Nếu là NLĐ trực tiếp bị khoán sản phẩm để hưởng lương thì có ai dám dũng cảm đề nghị tăng tuổi hưu không ạ?". Riêng bạn đọc Nguyễn Khánh Khoa thì bày tỏ: "Dựa vào khối văn phòng và quan chức mà tăng tuổi hưu là rất vô lý. Muốn tăng hay không phải hỏi trực tiếp NLĐ mới hiểu".
Thảo luận sâu hơn về vấn đề này, bạn đọc Duy Linh cho rằng có là NLĐ trực tiếp mới thấu hiểu việc cần thời gian để phục hồi sức khỏe, để dành cho gia đình. Nhiều doanh nghiệp (DN) muốn CN tăng ca, tăng giờ làm riết như cái máy. Khi quá căng thẳng mệt mỏi thì năng suất lao động giảm, chưa đến tuổi nghỉ hưu đã bị cho nghỉ. Giờ tăng tuổi nghỉ hưu lao động trực tiếp có làm nổi đến tuổi hưu không?"
Nên giữ nguyên tuổi nghi hưu như hiện nay là phù hợp
Theo bạn đọc Hồ Minh, công nhân ngành xây dưng, cơ khí mà làm tới 62 tuổi thì không ổn. Thời tiết Việt Nam mà làm ngoài trời, leo giàn giáo tới 62 tuổi thì là khủng khiếp. "Tăng tuổi nghỉ hưu mà không tìm hiểu ý kiến công nhân là không ổn"- bạn đọc này góp ý. Bức xúc không kém, bạn đọc Kim Thương viết: "Người muốn tăng tuổi hưu có lẽ là người đang viết ra bộ luật này". Theo bạn đọc Võ Châu, Nên giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như cũ, bởi nếu tăng tuổi nghỉ hưu người lao động, công chức, viên chức sẽ ngồi đó rồi lấy tiền ... đi trị bệnh. Bạn đọc Diệu Anh thì viết: "Không thể so sánh tuổi nghỉ hưu của Việt Nam với các nước khác được vì tiền lương, điều kiện làm việc và chất lượng cuộc sống của ta khác xa họ. Nên giữ nguyên tuổi nghi hưu như hiện nay là phù hợp!
Góp ý chân thành hơn, bạn đọc Trần Thanh Siêng tha thiết đề nghị những đại biểu Quốc hội hãy đặt mình ở vi trí NLĐ trước khi biểu quyết thông qua việc tăng tuổi nghỉ hưu hay không. Còn bạn đọc Quế Hoa thì thẳng thừng đề nghị giữ nguyên tuôi nghi hưu. "Hãy tim cách kiểm soát và quản lý tốt BHXH, tăng năng suất lao động, tạo điều kiện cho lao động trẻ có việc làm" – bạn đọc Quế Hoa, đề xuất.
Bình luận (0)