xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Sếp thích chị đó, xuống vuốt vai hoài, đó có phải quấy rối không?”

LÊ TUYẾT (BÁO LAO ĐỘNG)

“Thế nào là hành vi quấy rối tình dục, ví dụ sếp thích chị đó, cứ tới vuốt vai thì có phải quấy rối không? Xử lý ra sao?” - một nữ công nhân (CN) đặt câu hỏi với đoàn khảo sát thực tế về thực hiện bình đẳng giới tại Khu kinh tế Tây Ninh do Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu làm trưởng đoàn.

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Tổng LĐLĐ Việt Na, và Tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam thực hiện dự án về Thúc đẩy bình đẳng giới trong Bộ Luật Lao động nhằm hướng đến tăng cường nhận thức của cán bộ Công đoàn (CĐ), công nhân lao động (CNLĐ) về bình đẳng giới trong các điều khoản của Bộ Luật Lao động (sửa đổi).

Chị em bị quấy rối đi tố cáo, còn bị chồng nghi ngờ!

"Thế chị đó phản ứng thế nào?", ông Lê Đình Quảng – Phó trưởng ban Quan hệ Lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) đặt câu hỏi ngược lại. Nữ CN tiếp lời: "Chị ấy không phản ứng gì, hình như cũng thích, chỉ là những người xung quanh thấy rất là khó chịu thôi". "Nếu chị kia cũng thích thì không thể gọi là quấy rối tình dục được", ông Quảng giải thích.

“Sếp thích chị đó, xuống vuốt vai hoài, đó có phải quấy rối không?” - Ảnh 1.

Anh chị em CN Công ty TNHH May mặc First Team VN chia sẻ với đoàn khảo sát - Ảnh: L.T

"Em bị nhắn tin với những từ ngữ rất là… kích dục. Vậy có phải là quấy rối không?", một nữ CN khác lên tiếng. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí chia sẻ: "Những tin nhắn khiến mình thấy bị xúc phạm, khó chịu chính là quấy rối tình dục. Cách xử lý là nên gọi người đó lại, nói thẳng là "Tôi không biết anh có thích tôi không nhưng anh làm như vậy là xúc phạm, coi thường tôi". Phải bày tỏ thái độ rõ ràng".

Chị Yến, làm việc tại Công ty TNHH Ichi – Hidro, chia sẻ: Phụ nữ bị quấy rối nhiều hơn nam nhưng chị em ngại nói ra, sợ ảnh hưởng đến công việc của mình. Đặc biệt, người quấy rối lại là cấp trên, chị em sợ bị “đì”. Nhiều người chịu không nổi thì xin nghỉ việc".

Anh Nguyễn Hữu Cần, Công ty PouLi VN cho biết: "Không ít trường hợp, người vợ bị quấy rối tình dục nơi làm việc nên đi tố cáo, người chồng đã không chia sẻ với vợ, còn nói là "Vợ như thế nào mới bị quấy rối chứ sao người khác không bị quấy rối". Thực tế là muốn xử lý người quấy rối tình dục rất khó vì không nhận định được hành vi, lao động nữ rất ngại nói về vấn đề này".

“Sếp thích chị đó, xuống vuốt vai hoài, đó có phải quấy rối không?” - Ảnh 2.

Tố Hảo, 21 tuổi. công nhân Công ty TNHH May mặc First Team VN xúc động chia sẻ câu chuyện của mình - Ảnh: L.T

"Xử lý quấy rối tình dục như thế nào để vẹn đôi đường, mình không mất việc và người kia phải bị xử lý?", chị Hằng, làm việc ở Công ty PouLi đặt câu hỏi. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, trả lời: "Ban đầu nên bình tĩnh, nói chuyện thẳng thắn. E ngại thì nhờ người thứ 3 là cán bộ công đoàn ở cơ sở nói chuyện. Không giải quyết được thì nên lưu lại chứng cứ như chụp lại tin nhắn, ghi âm cuộc gọi để làm bằng chứng để tố cáo".

"Tăng tuổi hưu giống thế giới nhưng sức khỏe người Việt không giống thế giới"

Bên cạnh vấn đề quấy rối tình dục thì tăng tuổi hưu, bình đẳng về chăm sóc gia đình, tăng thời gian làm thêm… cũng được các CN quan tâm đặt câu hỏi với đoàn khảo sát.

"Sắp tới là tăng tuổi hưu cả nam và nữ. Tăng để theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng các nước quốc tế mà mình so sánh đó, họ có nền kinh tế cao, người dân có sức khỏe tốt. Còn ở mình, đặc biệt là phụ nữ ở nông thôn ra, sức khỏe yếu, làm việc ở môi trường nhà máy không thoải mái, chẳng ai muốn làm lâu cả. CN sản xuất khi lớn tuổi, thao tác không còn nhanh nhẹn nữa, năng suất không cao, lại dễ xảy ra tai nạn lao động", nữ  CN Thuận, làm việc tại Công ty PouHung chia sẻ.

“Sếp thích chị đó, xuống vuốt vai hoài, đó có phải quấy rối không?” - Ảnh 3.

Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam (trái ảnh) và bà Trịnh Thanh Hằng - Trưởng ban nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam (phải ảnh) hỏi thăm CN tại nhà máy - Ảnh: L.T

Ông Vũ Đức Hoàng, đại diện Công ty TNHH Hao Jiao, chia sẻ: Tăng tuổi hưu không nên cào bằng mà cần phải linh động các lĩnh vực. Riêng đối với khu vực sản xuất, nếu chị em còn sức khỏe thì có thể đăng ký để làm việc tiếp. Về thời gian tăng ca, nhiều nữ CN cho rằng, hiện nay mức lương thấp nên chị em mới muốn tăng ca để tăng thêm thu nhập "lương cao không ai muốn tăng ca". Tuy nhiên, thời gian tăng ca cần vừa phải để anh chị em còn tái tạo sức lao động, có thời gian lo cho gia đình.

“Sếp thích chị đó, xuống vuốt vai hoài, đó có phải quấy rối không?” - Ảnh 4.

Công nhân làm việc tại KKT Tây Ninh chia sẻ ý kiến với đoàn khảo sát - Ảnh: L.T


“Sếp thích chị đó, xuống vuốt vai hoài, đó có phải quấy rối không?” - Ảnh 5.

Đoàn khảo sát trao đổi với NLĐ Công ty TNHH May mặc First Team VN tại nhà xưởng - Ảnh: L.T


Qua buổi làm việc tại Công ty TNHH May mặc First Team VN và buổi tọa đàm với CN làm việc tại KKT Tây Ninh, ông Ngọ Duy Hiểu đánh giá cao các chia sẻ của anh chị em CN, cán bộ CĐ. Sắp tới, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức lấy các ý kiến của anh chị em CN, cán bộ CĐ ở cơ sở về các vấn đề khác, đó chính là cơ sở để Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất, kiến nghị các quy định phù hợp với thực tế khi sửa đổi Bộ Luật Lao động.




Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo