Theo các chuyên gia công nghệ, dù công nghệ phát triển như thế nào thì con người vẫn là trung tâm của việc làm. Tuy nhiên, người lao động (NLĐ) không phải hoang mang rằng AI, robot có thể lấy đi việc làm của mình mà hãy tập trung vào những kỹ năng mà AI, robot không thể làm được. Giới chuyên gia công nghệ khuyên NLĐ rèn luyện trí tuệ cảm xúc (EQ) để phù hợp sự cạnh tranh với các công cụ công nghệ. EQ đơn giản là khả năng kiểm soát và thể hiện cảm xúc của con người, cũng như hiểu và định hình cảm xúc của người khác. Dù là giao tiếp với đồng nghiệp, người sử dụng dịch vụ hay khách hàng riêng, NLĐ đều cần có mức độ thông minh, cảm xúc nhất định. Đúng là đã có những ứng dụng được phát triển để đọc các tín hiệu cảm xúc nhưng chúng không thể thay thế con người, nhất là trong các tình huống phức tạp. Chắc chắn, chúng có thể ghi nhận cảm xúc nhưng xây dựng mối quan hệ và thể hiện sự đồng cảm với khách hàng, với đồng nghiệp lại là câu chuyện khác. Ngay cả khi không có yêu cầu về EQ trong công việc, lợi thế của NLĐ vẫn cao hơn nhiều so với một chiếc máy. Khi bạn tương tác với đồng nghiệp, báo cáo trực tiếp với lãnh đạo, quản lý nhân sự cấp dưới... hãy nhớ đến EQ của bạn.
Nhóm kỹ sư Việt Nam phát triển thành công dịch vụ AI trong lĩnh vực bất động sản
Nhiều doanh nghiệp (DN) đang sử dụng phần mềm và AI để quản lý nhân sự, sản phẩm, dịch vụ. Sự can thiệp này cho phép nhân viên giảm tải các thao tác thủ công và tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng hơn. Vì vậy, về mặt kỹ thuật, tự động hóa đã bắt đầu tiếp quản nhiều nơi làm việc nhưng DN vẫn cần con người giám sát nó. Để quản lý nhân viên thì máy tính hay tự động hóa đơn giản không thể thay thế con người. Vì thế, trên con đường thăng tiến sự nghiệp, hãy ghi nhớ những nhu cầu quản lý này của DN. Làm nổi bật kinh nghiệm trong việc quản lý cả công nghệ và con người sẽ giúp nhà tuyển dụng nhận ra giá trị của NLĐ. Chắc hẳn, chúng ta đã biết những tin tức về việc robot giao tiếp với nhau, thậm chí là giao tiếp với con người. Nhưng chúng vẫn không thể hoàn toàn thay thế con người, cả đối nội trong công ty lẫn đối ngoại với đối tác, khách hàng. Vì thế, giao tiếp vẫn là kỹ năng hàng đầu giúp NLĐ giữ vững việc làm của mình, đồng thời giúp sự nghiệp thăng tiến.
Bình luận (0)