xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tài xế grab là đối tác của doanh nghiệp hay người làm công?

Di Lâm

(NLĐO) - Nhiều tài xế Grab chấp nhận làm việc với điều kiện bất lợi, thiếu hỗ trợ từ những tổ chức hữu quan. Trong khi đó, tình trạng pháp lý đối với tài xế taxi công nghệ vẫn bị bỏ ngỏ

Hội thảo Quốc tế "Thách thức toàn cầu và ứng phó của địa phương: Chuyển đổi quan hệ lao động công nghiệp và khung pháp lý tại Việt Nam và các nền kinh tế mới nổi" do Trường ĐH Luật TP HCM phối hợp với Viện Khoa học Xã hội Vùng Nam Bộ tổ chức đã diễn ra trong 2 ngày 15 và 16-7.

PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Luật TP, cho biết các nhà nghiên cứu cùng thảo luận những vấn đề mang tính thời sự về quan hệ lao động, thị trường lao động, pháp luật lao động trong bối cảnh hiện nay. Từ đó, đại biểu đề xuất giải pháp, mô hình cải thiện môi trường làm việc, pháp luật lao động…

Tài xế grab là đối tác của doanh nghiệp hay người làm công? - Ảnh 1.

Đại biểu trao đổi tại hội thảo

Nhóm nghiên cứu gồm tác giả Lê Toàn (Đại học Monash) cùng 3 đồng nghiệp đưa ra nhiều vấn đề liên quan đến ý thức pháp luật của tài xế Grab ở Việt Nam. 

Kết quả nghiên cứu thể hiện tài xế Grab làm việc trong điều kiện bất lợi. Cụ thể, nhiều tài xế phản ánh họ làm việc trung bình từ 10-12 giờ/ngày mà không hưởng tiền làm thêm hay nghỉ có hưởng lương. 

Không chỉ vậy, tài xế Grab ít nhận hỗ trợ, bảo hộ lao động (khi xảy ra tai nạn); đồng thời, họ không được tham gia và hưởng chế độ an sinh xã hội bắt buộc. Nhiều tài xế xem mình là đối tác của Grab hơn là người lao động làm công ăn lương.

Tài xế grab là đối tác của doanh nghiệp hay người làm công? - Ảnh 2.

Đa số tài xế taxi Grab chấp nhận điều kiện doanh nghiệp đặt ra Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Qua tìm hiểu, nhóm nghiên cứu thấy rõ Grab có quyền rất lớn trong xử lý kỷ luật tài xế. Doanh nghiệp thường áp dụng hình phạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài chính đối với tài xế, ví dụ như khóa phần mềm. Mặc dù vậy, đa số tài xế chấp nhận điều kiện do Grab đặt ra. 

Người lao động không quan tâm đến điều khoản trong hợp đồng, pháp luật lao động. Khi có tranh chấp, tài xế Grab hiếm khi để ý đến công cụ pháp lý cũng như sự can thiệp từ bên thứ ba (công đoàn, cơ quan hòa giải…). Không ít tài xế có quan niệm tiêu cực về công cụ pháp lý.

Theo nhóm nghiên cứu, một trong những yếu tố tác động đến ý thức pháp luật của tài xế Grab là sự thiếu hỗ trợ và tập huấn từ những tổ chức hữu quan, thiếu lòng tin vào pháp luật. 

Nguyên nhân quan trọng không kém là tình trạng pháp lý không rõ ràng đối với tài xế taxi công nghệ. Tài xế là người làm việc độc lập theo hợp đồng, hay là người lao động làm công ăn lương? Câu hỏi này vẫn bị bỏ ngỏ.

Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Khánh Phương và Nguyễn Triều Hoa (Khoa Luật, Trường ĐH Kinh tế TP HCM) lại cho rằng "lao động tự làm" là khuynh hướng việc làm mới mà tài xế taxi lựa chọn. Ngày càng nhiều tài xế chọn hình thức hợp tác với doanh nghiệp thay vì ký hợp đồng lao động. Một nửa số tài xế tham gia khảo sát khẳng định hình thức "lao động tự làm" giúp họ tăng thu nhập; độc lập trong công việc, có cảm giác làm chủ và thoải mái về thời gian.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo