Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, những năm qua, số vụ TVPL về lao động và Công đoàn tăng từ 61.101 năm 2018 lên 67.910 vụ năm 2022; số vụ hỗ trợ, đại diện bảo vệ người lao động tại tòa án cũng tăng từ 2.549 lên 3.508.
Do đó, đề án đến năm 2028, toàn hệ thống cần 206 cán bộ TVPL chuyên trách TVPL, 2.945 cán bộ TVPL kiêm nhiệm, 857 cán bộ TVPL có trình độ cử nhân luật (tăng 109 người), 205 cán bộ TVPL có trình độ sau đại học chuyên ngành luật, 257 cán bộ TVPL có trình độ tương đương luật sư (tăng 214 người).
Cán bộ LĐLĐ quận Tân Bình, TP HCM (bìa trái) hướng dẫn thủ thục hòa giải tranh chấp cho người lao động
Góp ý cho dự thảo, các đại biểu cho rằng việc ban hành đề án là cần thiết nhưng đào tạo cán bộ Công đoàn có trình độ tương đương luật sư sẽ gặp các vấn đề về kinh phí đào tạo, cơ chế trả lương, chính sách ưu đãi để giữ chân nguồn lực.
Do vậy, ngoài đào tạo, nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ Công đoàn làm TVPL, cần có cơ chế hợp tác với đội ngũ chuyên gia, luật sư ngoài hệ thống Công đoàn tham gia tư vấn, tố tụng tại tòa nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động…
Bình luận (0)