xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng lương tối thiểu: Không phó mặc đời sống 15 triệu lao động

PGS-TS VŨ QUANG THỌ (LĐO)

Hôm nay (25.8), Hội đồng Tiền lương Quốc gia lại nhóm họp để thống nhất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2016. Trước đó, phiên họp diễn ra ngày 5.8 bất thành vì đại diện chủ sử dụng lao động (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) và đại diện người lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) đã có những tranh luận quyết liệt, “nảy lửa”, nhưng không thống nhất được mức tăng.

 

Mong muốn của đại bộ phận công nhân là ổn định đời sống lâu dài ẢNH: NGUYỄN LUÂN

Mong muốn của đại bộ phận công nhân là ổn định đời sống lâu dài ẢNH: NGUYỄN LUÂN

Trong khi Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất mức tăng 350.000 - 550.000 đồng tùy từng vùng (tăng bình quân 16,8% so với năm 2015) thì VCCI đề xuất mức tăng thấp hơn nhiều: Tăng bình quân 7,2% và sau đó là 10% so với năm 2015. Tuy nhiên, Tổng LĐLĐVN vẫn không đồng ý với mức tăng này, bởi không thể phó mặc đời sống của người công nhân; không thể để cho họ vất vưởng, dặt dẹo, sống bằng mức năng lượng để “làm việc không ra làm việc, chơi cũng chẳng ra chơi”!

Đã tính đến các kịch bản của nền kinh tế

Mức lương tối thiểu mà Tổng LĐLĐ Việt Nam dự kiến đề xuất với Hội đồng Tiền lương Quốc gia có tính toán, cân nhắc với:

- Tình hình tăng trưởng kinh tế của thực tế 6 tháng đầu năm 2015 và dự báo triển vọng 6 tháng còn lại.

- Những thông tin (được kiểm chứng) của thị trường lao động: Mức cung lao động, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp (DN) và các tổ chức kinh tế; tỉ lệ thất nghiệp trong xã hội; giá công lao động khu vực và một số thị trường mà Việt Nam thương thảo và khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trong các thị trường khu vực và quốc tế...

- Tình hình sản xuất kinh doanh của các DN: Cầu của xã hội về hàng hóa dịch vụ; Khả năng tăng trưởng, trước mắt và những tháng tới, năm tới; sức khỏe của DN, sức “tiêu thụ” lao động của các DN, các ngành hiện tại và tương lai gần.

-Nhu cầu chi tiêu tối thiểu của NLĐ (tính bình quân ở cả 4 vùng lương). Khả năng tích lũy (nếu có) từ tiền lương của NLĐ để bảo đảm cuộc sống sau thời gian lao động...

- Lộ trình bảo đảm mức lương tối thiểu bằng nhu cầu chi tiêu để bảo đảm cuộc sống tối thiểu của NLĐ; chi phí nuôi con; mức lạm phát; chi phí BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.

Điều này có nghĩa là, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tính đến các kịch bản của nền kinh tế trước khi đề xuất mức lương tối thiểu năm 2016. Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng không hoàn toàn bỏ qua những lợi thế tạm thời có được của “lao động giá rẻ” khi so sánh tổng quan trong khu vực và thế giới. Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng tính cả đến mức năng suất lao động Việt Nam ở khu vực làm công, ăn lương (tức khu vực công nghiệp, dịch vụ). Mức năng suất lao động của Việt Nam chưa cao (thậm chí còn thấp nếu so sánh với một vài quốc gia tiêu biểu của ASEAN và thế giới)... Nhưng không vì thế có thể phó mặc đời sống của công nhân Việt Nam vất vưởng, dặt dẹo, sống bằng mức năng lượng không ra để làm việc, không ra để chơi?

Công nhân đang phải lấy thu nhập phụ làm chính

Trong những căn cứ, đầu tiên phải khẳng định rằng, bức tranh kinh tế ở Việt Nam cuối năm 2014 và đầu năm 2015 sáng sủa hơn nhiều cùng kỳ trước đó: GDP tăng hơn 6%; sự đổi mới của các DN theo chiều hướng tích cực, số DN mới sinh ra nhiều hơn số DN “chết đi”; Số DN tăng vốn nhiều hơn; mức việc làm tăng, tỉ lệ thất nghiệp ở mức thấp, dao động ở 2%. Dòng vốn FDI vẫn tiếp tục chảy vào Việt Nam và nhiều DN FDI có lãi do quản lý tốt, và có được NNL cần cù, thích ứng nhanh với kỹ thuật và công nghệ mới. Duy chỉ mức giá công lao động là quá thấp. Giá công lao động thấp đã làm thui chột mọi sáng kiến (nếu có) hoặc những nỗ lực cải tiến, đề xuất sáng kiến. Điều quan trọng nhất là NLĐ không thấy mình được tôn trọng nữa, họ cũng không có nguồn kích thích để có trách nhiệm với công việc.

Qua khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam, chỉ có 8% công nhân có tích lũy ẢNH: AN KHÁNH

Qua khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam, chỉ có 8% công nhân có tích lũy ẢNH: KHÁNH AN

Họ làm việc như một cái máy và tệ hơn, không có nhu cầu lớn về sinh hoạt văn hóa, tinh thần, lại không biết sử dụng thời gian nhàn rỗi sau ca làm việc vào việc gì? Những ngày nắng, nóng, CNLĐ không thể quay về chỗ ở trọ vì vừa chật chội, nóng nực. Họ không thể sử dụng hệ thống làm mát vì giá điện “ăn” quá nhiều vào đồng lương còm. Bữa ăn (tự nấu) quá đạm bạc, có thể ví như bữa ăn của các nhà tu hành (dòng tu khổ hạnh). Hầu hết CNLĐ (nếu không nói là tất cả) đều muốn được làm thêm để tăng thêm thu nhập. Họ muốn làm thêm từ 1 giờ/ngày, 2 giờ/ngày đến 5 giờ/ngày, 7 giờ/ngày. Thậm chí hơn, vì:

- Có thêm thu nhập chính đáng phụ vào với mức lương đang quá thấp.

- Sử dụng cho hết thời gian rỗi vì mọi thứ đã quá đắt đỏ với đồng lương của CNLĐ.

- Làm việc trong DN sẽ tránh được cái nóng, nắng mà không phải trả thêm tiền điện.

- CNLĐ không biết làm gì để sử dụng cho hết thời gian nghỉ sau ca (ngày) làm việc.

Mong ước có tích lũy từ thu nhập với số đông công nhân là điều viễn vong  ẢNH: KHÁNH CHI
Mong ước có tích lũy từ thu nhập với số đông công nhân là điều viễn vong ẢNH: KHÁNH CHI

Như vậy, CNLĐ Việt Nam vẫn lấy phụ làm chính, mưu toan cuộc sống cho chính họ, con và những người họ phải có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng. Đây là cuộc sống cam go, chắt chiu, tằn tiện. Rất nhiều CNLĐ tuổi còn xanh (19-22 tuổi) vừa rời ghế nhà trường phổ thông, đầy hoài bão, mong muốn cống hiến, đang phải đối mặt với cuộc sống như vậy. Thế thì, mong ước của họ là chính đáng chứ? Họ đã làm việc và họ có quyền được đòi hỏi chính đáng chứ? Năm 2014 sang năm 2015, chúng ta đã thỏa thuận tăng thêm 14,6%, vậy hà cớ gì năm 2016 sắp tới, bầu trời kinh tế Việt Nam sáng sủa hơn năm qua, chúng ta không tăng mức cao hơn 14,6%? Còn số tuyệt đối, năm 2015, chúng ta đã tăng thêm 400.000 đồng vùng 1 và 250.000 vùng 4, thì sang năm 2016, con số mà Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất (như chúng tôi đã phân tích ở trên) là 550.000 đồng (vùng 1) và 350.000 đồng (vùng 4) - thì có gì là quá? Đây là mong muốn của trên 10 triệu CNLĐ. Đây là bát cơm, manh áo của họ, là nguyện vọng thiết thân vì “Dân dĩ thực vi tiên”. Và, có gì hơn thế nữa đâu! Nếu được như vậy, mức lương tối thiểu mà Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất vẫn còn thấp hơn nhu cầu sống tối thiểu của CNLĐ khoảng 10% nữa. Việc này sẽ được giải quyết ở năm còn lại - năm 2017 của lộ trình điều chỉnh các chính sách về lương mà trực tiếp là mức lương tối thiểu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo