xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng ngày nghỉ là cần thiết

Bài và ảnh: DIỆP THẢO

Số ngày nghỉ lễ, Tết trong năm thấp, lao động trong nhiều ngành nghề chủ yếu là lao động di cư nên việc tăng thêm mỗi năm ít nhất 3 ngày nghỉ là hợp lý

Tại hội nghị đại biểu Quốc hội Hà Nội tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của cán bộ Công đoàn (CĐ) và CNVC-LĐ thủ đô tham gia vào dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) do LĐLĐ TP Hà Nội tổ chức mới đây, quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động (NLĐ) (điều 105, 107, 112) thu hút sự tham gia góp ý của hầu hết đại biểu.

Giảm giờ làm để tăng năng suất lao động

Các đại biểu nhận định Việt Nam đang nằm trong nhóm các nước có thời gian làm việc cao, việc giảm giờ làm việc từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần là hợp lý, đồng thời tăng thêm 3 ngày nghỉ lễ sẽ giúp NLĐ tái tạo sức lao động, chăm lo cho gia đình tốt hơn.

Tăng ngày nghỉ là cần thiết - Ảnh 1.

Đại biểu TP Hà Nội đóng góp ý kiến tại hội nghị

Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Lê Đình Hùng dẫn chứng khảo sát của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đối với 154 nước, Việt Nam là nhóm nước có thời giờ làm việc bình thường cao nhất thế giới (48 giờ/tuần) cùng với 40 nước khác. Mặt khác, ngay từ những năm 1935, Đại Hội đồng ILO đã thông qua Công ước 47 về tuần làm việc 40 giờ và đây cũng là xu thế chung của thế giới. "Bộ Luật Lao động 2012 (điều 104) cũng khuyến khích doanh nghiệp (DN) thực hiện tuần làm việc 40 giờ. Trong khi khối cán bộ công chức, viên chức đã thực hiện tuần làm việc 40 giờ từ năm 1999 thì việc công nhân vẫn phải làm việc 48 giờ/tuần là điều cần phải xem xét" - ông Hùng nói.

Trao đổi về nội dung này, bà Phạm Thị Vân Hương, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, cho biết công ty đã và đang thực hiện số giờ làm việc là 44 giờ/tuần. Trong thời gian tới, CĐ công ty sẽ tiếp tục đề xuất người sử dụng lao động (NSDLĐ) giảm giờ làm việc cho NLĐ ở khối gián tiếp xuống còn 40 giờ. "Vấn đề giảm giờ làm việc cho NLĐ nên được cụ thể hóa trong dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) để xin ý kiến Quốc hội. Nếu được áp dụng, NLĐ sẽ có thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc gia đình" - bà Hương góp ý. Tán thành với đề xuất trên, bà Phạm Thị Bích Hải, Chủ tịch CĐ TNHH Toto Việt Nam, cho rằng Công ty TNHH Toto Việt Nam đã thực hiện giờ làm việc cho NLĐ là 41,7 giờ/tuần. Việc giảm giờ làm việc cho NLĐ là động lực để NSDLĐ đưa ra cải tiến về thiết bị công nghệ, vừa giúp tăng năng suất vừa giảm thời gian lao động cho NLĐ.

Dẫn chứng cụ thể tại Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam, ông Phan Thanh Hải, Chủ tịch CĐ công ty, nhìn nhận từ khi công ty thay đổi giờ làm xuống còn 40 giờ/tuần, NLĐ hết sức phấn khởi, từ đó năng suất lao động tốt lên, chi phí sản xuất giảm đem lại lợi nhuận cho DN. Từ một DN ở Thạch Thất, giờ đây công ty đã có mặt ở KCN Thăng Long, sắp tới sẽ phát triển ở KCN Quang Minh.

Phù hợp xu thế

Theo Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Lê Đình Hùng, với số ngày nghỉ lễ, Tết trong năm thấp, lao động trong nhiều ngành kinh tế chủ yếu là lao động di cư nên việc tăng thêm mỗi năm ít nhất 3 ngày nghỉ là cần thiết. Ngoài ra, với 10 ngày nghỉ, hiện số ngày nghỉ lễ, Tết của Việt Nam ở mức trung bình thấp so với các nước trong khu vực: Trung Quốc 21 ngày, Campuchia 28 ngày, Thái Lan 16 ngày… việc tăng thêm 3 ngày nghỉ lễ giúp cho NLĐ có thêm một số ngày nghỉ trong năm để được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, vừa có thêm thời gian chăm lo gia đình và góp phần kích thích các ngành dịch vụ phát triển. Do đó, LĐLĐ TP Hà Nội đề xuất 2 phương án tăng ngày nghỉ. Cụ thể, phương án 1: Nghỉ Quốc khánh 4 ngày từ ngày 2 đến 5-9 hằng năm (tăng thêm 3 ngày so với quy định hiện hành). Phương án 2: Nghỉ 1 ngày vào Ngày Gia đình Việt Nam 28-6 và 2 ngày thêm vào ngày nghỉ Tết dương lịch.

Đề xuất này được đa số đại biểu tại hội nghị ủng hộ. Bày tỏ sự đồng tình với đề xuất ở phương án 1, ông Đinh Quốc Toản, Chủ tịch CĐ các KCN-KCX Hà Nội, phân tích nếu thực hiện phương án này sẽ giúp các gia đình trẻ có thời gian, điều kiện chuẩn bị cho con bước vào năm học mới. Bà Nguyễn Thị Tuyến, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội, nhận định việc sửa đổi Bộ Luật Lao động lần này là yêu cầu cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tác động đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quan hệ lao động, thị trường lao động và đặc biệt là tác động trực tiếp tới quyền lợi của 2,5 triệu NLĐ tại thủ đô. Do đó, liên quan đến thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, bà Tuyến thống nhất với đề xuất giảm giờ làm từ 48 giờ xuống 44 giờ để NLĐ có thời gian nghỉ ngơi, chăm lo cho gia đình, tái tạo sức lao động và đồng tình với ý kiến tăng thêm ngày nghỉ vào ngày 2-9 hoặc dịp Tết dương lịch… 

Tăng độ tuổi nghỉ hưu, giảm giờ làm việc và tăng ngày nghỉ có ý nghĩa quan trọng đối với NLĐ. Do vậy, ngoài việc xây dựng phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, Bộ Luật Lao động cũng phải bảo đảm quyền lợi cho NLĐ, đối tượng yếu thế trong quan hệ lao động".

Ông NGỌ DUY HIỂU

(Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo