Tuy nhiên, những chuyên gia trong tuyển dụng cho rằng nó rất quan trọng trong việc tạo ấn tượng tích cực và ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng cuối cùng của họ. Theo các chuyên gia tuyển dụng, nếu thư cảm ơn thật sự đặc sắc, nó còn giúp ứng viên (ƯV) tăng được sự thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng. Viết một ghi chú cảm ơn hoặc một e-mail cảm ơn thể hiện ƯV là một người lịch sự, khiêm tốn, chu toàn. Đó là một trong những tính cách cần có ở những nhân viên mới. Vậy nên, hãy gửi trong vòng 24 giờ sau cuộc phỏng vấn, không nên gửi quá muộn vì có thể họ sẽ không còn nhớ những ưu điểm của ƯV nữa.
Viết thư cảm ơn sau phỏng vấn thể hiện sự chuyên nghiệp của ứng viên
ƯV nên gửi thư cảm ơn cho những người đã tham gia phỏng vấn trực tiếp mình, từ bộ phận nhân sự, quản lý bộ phận chuyên môn đến các đồng nghiệp... Hoặc nếu đó là một hội đồng phỏng vấn, ƯV có thể sử dụng tính năng CC trong e-mail để bảo đảm không thiếu sót. Nếu chưa có thông tin liên hệ của họ, hãy nhờ đến sự trợ giúp từ người phụ trách liên hệ chính với bạn trong suốt quá trình tuyển dụng. Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ các ƯV. ƯV nên viết thư cảm ơn ngắn gọn bởi người nhận sẽ không có nhiều thời gian để đọc hết. Vậy nên, hãy trau chuốt ngôn từ, súc tích và đi thẳng vào trọng tâm.
Hãy để ấn tượng đầu tiên được thể hiện ở dòng chủ đề e-mail. ƯV có thể đề cập đến vấn đề sau: Họ tên và vị trí phỏng vấn; vấn đề nổi trội khi trò chuyện trong cuộc phỏng vấn; một nhận xét tích cực đến một cái gì đó mà người phỏng vấn nói… Tiếp đến, hãy cảm ơn họ vì đã dành thời gian phỏng vấn bạn. Bạn cũng có thể khen ngợi về diện mạo công ty, cách tiếp đãi ứng viên, cách giao tiếp, chuyên môn của họ… miễn là không quá mức. Cuối cùng, bạn hãy thể hiện sự mong muốn được hợp tác cùng họ cũng như sẽ hứa hẹn đóng góp, mang đến lợi ích cho công ty. Hoặc nếu không có cơ hội đó, bạn vẫn mong trong tương lai sẽ được hợp tác với họ lần nữa.
Bình luận (0)