Sau đào tạo, ít nhất 82% số người học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng nâng cao hiệu quả lao động và có năng suất, thu nhập cao hơn. UBND tỉnh cho biết để việc đào tạo nghề có hiệu quả, Ninh Thuận sẽ tiến hành khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề, xây dựng kế hoạch mở lớp và tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với các sản phẩm chủ lực, góp phần tái cấu trúc ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động.
Một lớp dạy nghề ngắn hạn ở Trường Trung cấp nghề Ninh Thuận. Ảnh: VĂN MIÊN
Ngoài ra, tỉnh sẽ tập trung hỗ trợ lao động nông thôn vay vốn sau học nghề để đầu tư sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt; hướng dẫn lao động nông thôn hình thành các tổ, đội, nhóm sản xuất. Đặc biệt, tỉnh sẽ tăng cường vai trò của hội, đoàn thể các cấp trong việc gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm thông qua các mô hình sản xuất, kinh doanh của các cấp hội, đoàn thể...
Bình luận (0)