xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thư viện thỏa ước lao động tập thể

Thu Hương

Thỏa ước lao động tập thể (gọi chung: thỏa ước) là công cụ cụ thể hóa các quy định của pháp luật phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp (DN) và cũng là cơ sở pháp lý để DN thực hiện các thỏa thuận (cao hơn luật) đã cam kết với người lao động (NLĐ).

Công ty CP Thiết bị giáo dục Minh Đức (quận Thủ Đức, TP HCM) là doanh nghiệp tổ chức tốt đối thoại, góp phần ổn định đời sống người lao động
Công ty CP Thiết bị giáo dục Minh Đức (quận Thủ Đức, TP HCM) là doanh nghiệp tổ chức tốt đối thoại, góp phần ổn định đời sống người lao động

Tuy nhiên, để thương lượng, ký kết thỏa ước, đội ngũ cán bộ Công đoàn (CĐ) cơ sở, nhất là khu vực ngoài quốc doanh, gặp không ít khó khăn.

Quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước hiện nay được quy định cụ thể trong Bộ Luật Lao động song theo ông Nguyễn Huy Cường, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH Match Vina (100% vốn Hàn Quốc; huyện Bình Chánh, TP HCM), từ lý thuyết đến thực tiễn có khoảng cách rất xa. Nguyên nhân là do mỗi DN đều có đặc thù riêng, chưa kể tâm lý làm việc và điều kiện lao động của NLĐ ở mỗi đơn vị khác nhau. Với các đơn vị vừa thành lập CĐ cơ sở, hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm lẫn kỹ năng sẽ khiến đội ngũ cán bộ CĐ gặp nhiều trở ngại trong thương lượng, từ đó dẫn đến chất lượng thỏa ước được ký kết không cao. Thực tế, nếu không có sự hỗ trợ từ CĐ cấp trên, CĐ cơ sở sẽ không đủ sức thương lượng với chủ DN.

Để giải quyết bài toán này, cán bộ CĐ cơ sở ở nhiều DN đã chủ động tìm hiểu, tham khảo nội dung thỏa ước của một số DN cùng ngành nghề, xem đây là “bộ khung” để xây dựng và hoàn thiện thỏa ước tại đơn vị. Có được bộ khung này và nếu nhanh nhạy trong việc nắm bắt tâm lý NLĐ lẫn chủ DN, cán bộ CĐ cơ sở sẽ đạt được kết quả khả quan trong quá trình thương lượng, ký kết thỏa ước.

Theo ông Lê Bình Đẳng, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH Lê Thanh (quận 7, TP HCM), để có bản thỏa ước chất lượng và đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng NLĐ, người làm CĐ phải am hiểu tình hình DN, nhất là nguyện vọng của tập thể NLĐ. “Trên cơ sở tham khảo thỏa ước các đơn vị cùng ngành nghề, cán bộ CĐ phải biết cụ thể hóa từng nội dung thương lượng. Có như vậy, quá trình thương thảo sẽ suôn sẻ hơn” - ông Đẳng nhận xét. Từ câu chuyện tại Công ty TNHH Match Vina và Công ty TNHH Lê Thanh, có thể khẳng định một thỏa ước mẫu với các dữ liệu cần thiết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cán bộ CĐ cơ sở.

Từ nhu cầu đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã xây dựng đề án “Thư viện thỏa ước lao động tập thể”. Đây được xem là hệ thống cơ sở dữ liệu về thỏa ước của các đơn vị trong hệ thống CĐ, được lưu trữ, sắp xếp, khai thác và sử dụng nhằm chia sẻ thông tin chung về thỏa ước.

“Thư viện nhằm giới thiệu cho các cấp CĐ những bản thỏa ước có chất lượng tốt đã được ký kết và đang thực hiện, qua đó giúp các cấp CĐ thuận lợi trong việc chia sẻ thông tin trong quá trình thương lượng tập thể” - ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo