xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thương lượng phải khéo

Bài và ảnh: THANH NGA

Công đoàn cơ sở nên tập trung vào thương lượng tiền lương, thời giờ làm việc, chất lượng bữa ăn giữa ca…

“Sau loạt bài phản ánh về suất ăn công nghiệp không bảo đảm được đăng trên Báo Người Lao Động, trong đó có đơn vị cung cấp thức ăn cho công ty chúng tôi, Công đoàn (CĐ) lập tức họp với ban giám đốc để có hướng giải quyết. Dù đơn vị cung cấp suất ăn bác bỏ bằng chứng mà báo đưa ra nhưng vì sức khỏe người lao động (NLĐ), chúng tôi vẫn quyết định tạm ngưng và tìm đơn vị cung cấp suất ăn mới”.

Lựa chọn nội dung thương lượng

Ông Trần Quốc Hường, cán bộ CĐ Công ty TNHH Dệt may Thái Dương (quận Thủ Đức, TP HCM) cho biết như trên tại buổi tọa đàm Nâng cao hiệu quả thương lượng và xây dựng thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) do LĐLĐ quận Thủ Đức tổ chức mới đây.


Cán bộ Công đoàn cơ sở góp ý tại buổi tọa đàm

Cán bộ Công đoàn cơ sở góp ý tại buổi tọa đàm

Ông Hường cho biết thêm trong thời gian rất ngắn phải thay đổi nhà cung cấp suất ăn, CĐ cơ sở và ban giám đốc đã tìm hiểu kỹ nhiều đơn vị khác nhau để “chọn mặt gửi vàng”. Khi thức ăn đưa tới, ngoài xem xét hình thức, CĐ còn mời người quản lý và đại diện công nhân (CN) dùng thử; khi nhận được sự đồng thuận cao, công ty mới ký hợp đồng với nhà cung cấp mới và dừng hợp đồng với đơn vị cũ.

Tại hội nghị NLĐ tổ chức trong tháng 3-2017, ban giám đốc đã đồng ý tăng thêm tiền ăn bữa ăn giữa ca cho CN. “Suất ăn hiện tại chưa cao so với các đơn vị khác nhưng nó là mặt bằng chung ở các doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc, rất khó thay đổi ngay. Vì vậy, trong thời gian tới, CĐ cơ sở sẽ tiếp tục thương lượng để cải thiện chất lượng bữa ăn giữa ca nhằm bảo đảm sức khỏe cho CN” - ông Hường nhấn mạnh.

Tại Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam, trong năm 2016, CĐ cơ sở đã xây dựng và thương lượng thành công TƯLĐTT với nhiều nội dung có lợi cho CN. Ông Ngô Đắc Thành, Phó Chủ tịch CĐ công ty, chia sẻ: “Trước khi ký kết, CĐ và ban giám đốc sẽ trao đổi hai chiều những nội dung sẽ đưa vào TƯLĐTT. Dựa trên nền tảng TƯLĐTT cũ và ý kiến đóng góp của NLĐ, CĐ lựa chọn những nội dung có lợi cho NLĐ để thương lượng. Sau khi thống nhất nội dung thương lượng, để hài hòa quyền lợi các bên, công ty thuê một đơn vị độc lập khảo sát mức sống và nhu cầu của NLĐ. Con số đưa ra nếu được cả CĐ và ban giám đốc đồng tình thì sẽ được đưa vào thỏa ước. Ví dụ như tiền ăn giữa ca trước đó tại công ty là 28.000 đồng/suất. Đơn vị khảo sát đưa ra con số 40.000 đồng/suất ăn không phân biệt quản lý hay CN. Mức giá này được đôi bên chấp nhận. Dự thảo TƯLĐTT được thông báo rộng rãi đến NLĐ, nếu nhận được sự đồng tình thì CĐ mới tiến hành ký kết.

Hài hòa lợi ích

Tại buổi thảo luận, nhiều cán bộ CĐ cho rằng để thương lượng thành công thì nội dung thương lượng phải phù hợp, có lý, có tình, đặc biệt là hài hòa lợi ích giữa DN và NLĐ.

Bà Đào Thị Bích Nhuần, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH Dệt lưới đánh cá Nam Yang, cho biết trong những lần thương lượng, CĐ cơ sở tập trung vào điều kiện làm việc, bữa ăn và giấc ngủ của CN. Chẳng hạn trước đây, thấy CN phải làm việc trong điều kiện nóng bức, ngột ngạt, bà Nhuần chủ động trao đổi thẳng thắn với ban giám đốc rằng với điều kiện như thế, DN không thể đòi hỏi NLĐ đạt năng suất cao. Trước góp ý xác đáng của CĐ cơ sở, công ty đã cho lắp đặt quạt gió và xây dựng thêm hệ thống mái che trong xưởng, nhờ vậy khắc phục được tình trạng CN phải tất tả chạy đi che lưới khi trời mưa... “Suất ăn giữa ca trước đây cũng đơn điệu nên CN rất ngán. CĐ đã góp ý thay đổi thực đơn thường xuyên để CN ăn ngon miệng; giá trị mỗi suất ăn dao động từ 18.000-20.000 đồng, cao hơn 4.000-6000 đồng/suất so với trước” - bà Nhuần cho biết thêm. Với sự tư vấn của CĐ cơ sở, giờ nghỉ trưa của CN đã được nâng từ 30 phút lên 45 phút.

Bà Trần Diễm Quỳnh, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH PHP Group, cho biết trong quá trình thương lượng, CĐ cơ sở chỉ tập trung vào các nội dung chính, như: tiền lương, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi. Hầu hết nội dung mà CĐ chọn lựa, ban giám đốc đều đồng ý. Kinh nghiệm của chị là muốn ban giám đốc đồng tình, trước hết CĐ và NLĐ phải thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Vừa qua, khi CĐ đề nghị tăng ngày nghỉ phép năm so với quy định của nhà nước (vẫn hưởng lương) cho NLĐ, ban giám đốc lập tức đặt vấn đề: Tạo điều kiện cho CN nghỉ ngơi nhiều hơn thì DN sẽ được gì? Câu trả lời của CĐ cơ sở và tập thể NLĐ là dành chút thời gian dịp cuối tuần để dọn dẹp văn phòng làm việc thay vì thuê nhân công bên ngoài như trước đây. Cách ứng xử tích cực ấy đã thuyết phục được ban giám đốc.

“Thỏa ước lao động tập thể không phải bản sao của Bộ Luật Lao động, chỉ cần đưa vào những nội dung có lợi hơn luật mà CĐ thương lượng được.Tôi đánh giá cao các đơn vị đưa các nội dung như tiền lương, thời giờ làm việc, chất lượng bữa ăn… vào thỏa ước”- Ông Nguyễn Văn Khải, Phó chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP HCM, nhấn mạnh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo